Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Nhiều năm qua, lớp học ngay tại ngôi nhà nhỏ ở thôn Đỗ Xá, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã trở nên hết sức đặc biệt, bởi lớp học này không có giờ học cố định, các học sinh theo học được miễn phí hoàn toàn. Cô giáo của lớp học nhỏ ấy bị liệt hai chân, được học trò ríu rít gọi là cô, bác và cả là mẹ nữa…
Sau cơn bạo bệnh, đôi chân của cô học trò Phạm Thị Lý bị teo lại, vĩnh viễn không thể đi lại được, việc di chuyển hoàn toàn phụ thuộc chiếc xe lăn và sự giúp đỡ của người thân. Bố mất sớm. Từ khi cắp sách đến trường, Lý luôn là học sinh giỏi nhưng Lý đành nghỉ học để mẹ đỡ cực nhọc thêm vì mình. Nhớ lại những ngày đầu đối diện với căn bệnh quái ác, Lý rơm rớm nước mắt: “Em tuyệt vọng lắm, trước mắt dường như chỉ là màn đen tăm tối, không thấy lối thoát nào cho tương lai. Nhưng thương mẹ vất vả ngày đêm chăm sóc, rồi đi khắp nơi tìm thuốc thang chữa trị cho em, cố gắng thắp lên những tia hy vọng, dù là nhỏ nhất cho em, em tự động viên mình phải cố gắng sống, không phụ lòng mẹ…”.
Thấy chị bệnh tật đau yếu, gia đình đã không quản ngày đêm chăm sóc, tìm thuốc thang khắp nơi để cứu chữa và động viên tinh thần để cố gắng thắp lên những tia hy vọng, dù là nhỏ nhất với chị. Thấu hiểu nỗi vất vả của người thân, Phạm Thị Lý đã tự động viên mình không được gục ngã, dù còn chút sức lực cũng cố gắng đóng góp cho xã hội và gia đình.
Lớp học đặc biệt của cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý.
Hàng ngày, cứ mỗi khi đỡ mệt, chị lại mang những cuốn sách yêu thích ra đọc và giải những bài toán cấp 3. Lý làm bạn với sách nhiều hơn. Thấy em ham học, chị họ của Lý đã gửi con gái của mình khi ấy đang học lớp 1, nhờ Lý dạy kèm. Dưới sự hướng dẫn của chị Lý, cô bé tiến bộ rõ rệt, kết thúc năm học là một trong những học sinh học giỏi nhất lớp.
Nghe tin chị Lý dạy học, nhiều người dân trong làng bàn ra tán vào, cho rằng “đã bị liệt như vậy thì dạy sao nổi?”. Thế nhưng, lớp học đầu tiên do chị kèm cặp, dạy dỗ, các em học sinh đều đạt khá và giỏi qua từng học kỳ và từng năm học, được các thầy, cô giáo ở trường đánh giá cao. Tiếng lành đồn xa, bà con trong xóm và anh chị em trong gia đình đã quyết định gửi gắm con em mình nhờ chị kèm cặp, giúp đỡ.
Một mình chị Lý xoay xở với học sinh hết dạy chữ, rồi dạy toán và dạy các kỹ năng sống, bài học làm người qua những câu chuyện sinh động, với mong muốn các em nhỏ sẽ học tập thật tốt, theo đuổi được mơ ước của mình. Cứ thế, lớp học đặc biệt của cô giáo trẻ khuyết tật ngày càng “nổi tiếng”, căn phòng rộng chưa đầy 20m2của gia đình chị Lý đã trở thành lớp học của hơn một trăm em học sinh, đủ lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó không ít em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Chị Lý kể rằng, do không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nên mới đầu rất khó khăn, chị luôn phải cố gắng học hỏi những phương pháp dạy học dễ hiểu và phù hợp nhất với các cháu. Cũng may trong nhà có chị gái của chị là chị Phạm Phương Nga, giáo viên trường tiểu học Phan Đình Phùng (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) giúp đỡ về kiến thức chuyên môn và tài liệu dạy học.
Số phận nghiệt ngã không làm cô gái trẻ buông xuôi, mà kiên trì viết tiếp ước mơ của mình bằng ý chí, nghị lực, lòng nhân hậu và miệt mài chắp cánh ước mơ cho con trẻ. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất các em thu nhận được ở lớp học của chị Lý không chỉ là kiến thức mà còn là sự kiên trì, niềm tin và tình yêu cuộc sống. Có lẽ nhờ vậy, các cháu được chị Lý dạy kèm hầu hết đều có thành tích và ý thức học tập tiến bộ rõ nét. Nhiều cháu vươn lên trở thành học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện như: Đỗ Thiện Lương, Phạm Khánh Ly…
Có những cháu nhiều năm liền đạt học sinh giỏi của trường tiểu học thị trấn Yên Mỹ. Điều đặc biệt trong lớp học này là các cháu học sinh đều gọi chị bằng cái tên rất gần gũi, thân thương: “Mẹ Lý”. Chị Nguyễn Thị Phàn, là hàng xóm và cũng là phụ huynh của hai học sinh đang gửi nhờ chị Lý dạy dỗ, chia sẻ: “Cô Lý rất tốt và là một tấm gương sáng về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cô giúp rất nhiều cho người dân trong vùng, nhưng không yêu cầu, đòi hỏi gì. Nhờ những bài giảng của cô mà con chúng tôi thêm tiến bộ. Cô không chỉ dạy cho bọn trẻ kiến thức mà còn dạy những bài học đạo đức, lẽ sống, nhân cách”.
Cô giáo Phạm Thị Lý gửi hồn mình vào từng bài giảng với mong muốn giản dị, mà cao đẹp là chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo. Chị Lý tâm sự rằng: “Em phải cảm ơn các cháu, bởi chính nhờ khi dạy các cháu, thấy các cháu tiến bộ, em thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa”. Với chị Lý, hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình có, là giúp ích được cho người khác, đơn giản vậy thôi.
Nguồn: Báo Pháp Luật Xã Hội
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tình người thấm đẫm ở nơi “truyền lửa” tri thức cho người khuyết tật - 08/08/2016 04:20
- Người thương binh làm giàu từ sỏi đá - 03/08/2016 03:27
- Người trăn trở với con đường hoà nhập của NKT - 15/07/2016 02:44
- Cô gái khuyết tật ghép tranh giấy cưu mang những người cùng cảnh ngộ - 11/07/2016 03:22
- Nữ doanh nhân giàu lòng nhân ái - 05/07/2016 06:41