Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Hơn 15 năm qua, "ông tiên" Hà Xuân Định rong ruổi khắp nơi, trên chiếc xe đạp cọc cạch, hành trang chỉ vài ba bộ quần áo để tìm những đứa trẻ khuyết tật.
Trên chiếc xe “cà tàng” đi khắp các nẻo đường
Người mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là "ông tiên" Hà Xuân Định (Sn 1930, ở thôn Thượng, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có tấm lòng “bồ tát” luôn tâm niệm, giúp được một người phúc đẳng hà sa.
Ông định kể lại rằng, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bệnh tật triền miên, ông phải đi ở đợ. Đó cũng là động lực để ông có thể làm một điều gì đó nhỏ nhoi giúp những đứa trẻ bất hạnh.
Hành trang cho mỗi chuyến "công tác" chỉ là chiếc xe đạp và vài ba bộ quần áo.
Nói về việc để được đi “nhặt” những đứa trẻ khuyết tật, đưa chúng về trung tâm học nghề, ông Định nhớ lại: “Năm 2001, có một tổ chức nước ngoài về làng ông tuyển tình nguyện viên đi tìm những đứa trẻ lang thang, tật nguyền để đưa về HTX dạy nghề. Họ đến nhà trưởng thôn để nhờ giúp đỡ. Thấy có người lạ tôi xin phép về thì một người mới nói rằng “ông cứ ngồi đây, việc này không có gì giấu giếm”.
Khi nghe họ nói vậy, tôi xin tình nguyện đi. Họ không đồng ý vì khi đó tôi 70 tuổi, nhìn hom hem không thể đi xa được. Nhưng tôi nhất định thuyết phục họ rằng mình còn sức khỏe, có thể đi xa vài trăm cây số, tìm những đứa trẻ khuyết tật mà không đòi hỏi gì cả. Thấy sự chân thành cũng như lòng quyết tâm đó, họ đã đồng ý để tôi làm việc này”.
Họ hàng, làng xóm thậm chí những người thân trong gia đình còn cho rằng ông bị khùng, tự nhiên lại ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Nhưng ông vẫn nhất quyết đi khắp các vùng miền để tìm những đứa trẻ khuyết tật, mong sao chúng được học nghề, có công ăn việc làm.
Ông lão có tấm lòng “bồ tát”
Với nhiều người, đó chỉ là chuyện bình thường trong cuộc sống, nhưng với ông, đó là cả trách nhiệm. Và dường như, những số phận đã gắn ông Định với những đứa trẻ bất hạnh. Ông bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm của mình. Ban đầu, ông đi khắp các huyện Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Sau đó, ông cùng với chiếc xe đạp cà tàng đi lên các tình Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng…
Những ngày đầu, ông đi đến đâu họ cũng không tiếp vì thấy ông già hom hem, đi chiếc xe đạp cà tàng, đội mũ bạc màu, đi dép lê, họ nghĩ là lừa đảo chứ giúp đỡ gì.
“Có lần, tôi đạp xe lên tận Tuyên Quang, cách nhà hơn 200km. Vào tới một xã, sau khi liên lạc với chính quyền địa phương, các thôn, tôi đi đến từng nhà có cháu bị khuyết tật để vận động. Nhưng, đến gia đình nào họ cũng đuổi.
Ông Định được nhiều người khâm phục, mến mộ
Sau khi đi hết 18 thôn tôi đã thấm mệt, đói, xin ngủ nhờ người dân thì ai cũng nói nhà chật lắm. Tôi đành dắt xe ra bìa đường ngồi, uống nước cầm hơi để mai tiếp tục vận động họ. Tôi trụ lại đó cả tháng trời.
Có lẽ, mưa dầm thấm lâu, với tấm lòng chân thành của mình, họ đã đổi ý để những đứa trẻ đó được đi học nghề. Làm công việc này, một tình nguyện viên như tôi phải đặt cái tâm lên hàng đầu”, ông Định tâm sự.
Hơn 15 năm qua, ông “tiên” chân đất đã đưa được 2.500 đứa trẻ khuyết tật, bất hạnh về cơ sở đào tạo nghề Hợp tác xã Sơn Khảm Ngọ Hạ, thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội khiến nhiều người khâm phục.
Ông bảo rằng, ông không mong những đứa trẻ ấy nhớ đến mình, biết ơn mình mà chỉ cần chúng có việc làm, tự kiếm sống, như vậy là ông vui và hạnh phúc.
Là tấm gương để nhiều người noi theo
Trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Lại, trường thôn Thượng (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết: “Việc làm của ông Định khiến nhiều người nể phục. Dù đã hơn 80 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn đi khắp nơi, làm việc thiện, giúp đời. Ông đã cưu mang được nhiều cháu, giúp các cháu được học nghề, có công ăn việc làm. Việc làm của ông Định rất đáng quý, để mọi người trong cộng đồng noi theo. Ông Hà Xuân Định đã vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội và UBND huyện Phú Xuyên trao tặng danh hiệu Người tốt – việc tốt”.
Nguồn: Báo
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Vị trụ trì ươm mầm những chồi non - 19/05/2016 07:20
- Võ sư mù Nguyễn Kim Hoàng - Chế ngự khổ đau bằng Pencak Silat - 16/05/2016 08:10
- Ước mơ “Vàng” của người thợ thêu khuyết tật - 16/05/2016 04:38
- Cô giáo Australia và lớp ngoại ngữ miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt - 16/05/2016 04:30
- Hết lòng vì người khuyết tật - 27/04/2016 10:00