Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Gần 30 năm phục vụ trong quân đội, dẫu còn mang trên mình những vết thương chiến tranh khiến cơ thể đau nhức nhưng thương binh Huỳnh Văn Châu (huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi) vẫn luôn cố quên đi nỗi đau ấy bằng niềm vui trong lao động và tham gia các hoạt động xã hội.
Cống hiến tuổi xuân cho cách mạng
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, người thanh niên Huỳnh Văn Châu xung phong tham gia đội du kích xã năm 1964 và sẵn sàng gia nhập quân ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ở tuổi chớm đôi mươi. Lần đầu khoác lên mình bộ áo lính năm 1965, ông được phân công đóng quân tại Đại đội 71Z, thuộc huyện đội Đông Sơn. Là người lính Bộ đội Cụ Hồ, ông hăng hái tham gia các trận chiến, liên tiếp bị thương nặng trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Cũng trong trận chiến khốc liệt ấy, hàng chục mảnh đạn hằn sâu trong cơ thể nhưng ông vẫn không chịu rời trận tuyến, không làm ông sờn ý chí xả thân giữ gìn nền độc lập nước nhà.
Rời quân ngũ, thương binh Huỳnh Văn Châu bắt tay xây dựng kinh tế gia đình và tạo việc làm cho con em đồng đội
Sau những hy sinh quên mình vì chiến dịch, ông được giao nhiệm vụ làm Chính trị viên Đại đội và tiếp tục công tác trong ngành quân đội sau ngày giải phóng. Luôn có chí tiến thủ, ham học, người thương binh ấy miệt mài học tập, nâng cao kiến thức, trình độ trong suốt quãng thời gian được cử đi huấn luyện tại trường Quân khu V.
Ông nhớ lại: “Hồi đó, những vết thương đau nhức khắp cơ thể khiến tôi như muốn quỵ ngã, thế nhưng được sự chăm sóc, điều trị tận tình của các y bác sĩ, sức khỏe của tôi dần hồi phục. Tuy mất 41% sức khỏe nhưng với tôi, đó là điều may mắn lớn lắm. Tôi luôn tự động viên và nhắc mình phải vượt qua vết thương chiến tranh để viết tiếp ước mơ, hoàn thành những tâm nguyện và tìm cách sẻ chia khó khăn với gia đình các đồng đội đã ngã xuống nơi chiến trường khốc liệt”.
Hòa cùng niềm vui thống nhất non sông, người thương binh hạng 3/4 càng thêm hạnh phúc khi tìm được bến đỗ cuộc đời cùng nữ y tá trong đơn vị. Đều là những người lính, từng vào sinh ra tử nên vợ chồng ông càng thêm trân quý cuộc sống, cố gắng vun đắp tổ ấm gia đình. Để làm trọn nhiệm vụ Huyện đội trưởng huyện Sơn Tịnh, ông Châu thường phải dành nhiều thời gian ở cơ quan và liên tục có những chuyến công tác xa nhà, những lúc ông bận, người vợ đảm đang, hay lam hay làm lại thay ông chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái. Mấy chục năm phục vụ quân đội, người thương binh ấy trở về cuộc sống đời thường với quân hàm Trung tá. Dẫu không còn khỏe mạnh, dẻo dai như ngày còn là anh lính trẻ, thế nhưng trong ông vẫn nhen nhóm thực hiện những dự định ấp ủ bấy lâu.
Trở thành doanh nhân thành đạt
Không nói ai cũng biết, căn nhà bề thế, khang trang nằm ngay đầu thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê là của Trung tá thương binh Huỳnh Văn Châu. Nhưng để có được cuộc sống khá giả, ổn định như hôm nay, ông đã phải chịu khó mày mò, dám nghĩ, dám làm ở cái tuổi không còn sức lao động.
Ông Châu chia sẻ, suốt mấy chục năm phục vụ quân đội, vì mải mê công việc nên ông không dành nhiều thời gian cho vợ con. Thôi công tác, người thương binh “giật mình” nhận ra, bao lâu nay vợ con sống trong khổ cực, nhà cửa tuyềnh toàng và càng buồn hơn khi đến thăm gia đình người thân các đồng đội, ông nhận thấy số đông con em họ không có việc làm, điều kiện sống thiếu thốn, điều đó thúc giục ông tìm cách phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho con em đồng đội, dẫu biết rằng bao khó khăn đang đón đợi.
Năm 1995, ông quyết định chung vốn cùng hai người đồng đội mở đại lý thu mua đá phụ gia, đá xây dựng rồi bán cho các Công ty xây dựng cầu đường. Công việc kinh doanh phát triển, tuy nhiên muốn thuận tiện cho việc ký hợp đồng với các Công ty, đối tác làm ăn, năm 2002, ông đã xin giấy phép thành lập Công ty TNHH Huỳnh Châu do ông làm Giám đốc, chuyên thu mua, khai thác đá phụ gia, đá xây dựng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Công việc kinh doanh bận rộn, vất vả, ông Châu vẫn giúp đỡ vợ con chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm
Những ngày đầu Công ty ra đời, do chưa có nhiều vốn, ông Châu phải đi thuê máy móc và phương tiện chuyên chở, phục vụ trong quá trình khai thác đá. Ông cũng tranh thủ tìm hiểu và học hỏi một số đối tác làm ăn, tích luỹ thêm kinh nghiệm quản lý và tổ chức khai thác, nhờ đó, Công ty hoạt động ổn định, mang lại lợi nhuận cao. Hiện ông đã có đủ vốn đầu tư 2 máy đào trị giá hàng tỷ đồng phục vụ công việc khai thác tại các mỏ đá.
Không còn tạo việc làm thời vụ nhỏ lẻ cho số ít lao động, qua một vài năm, Công ty đã tạo dựng được uy tín và ký kết nhiều hợp đồng có giá trị. Hiện nay Công ty của Trung tá thương binh đang tạo việc làm ổn định cho gần 50 công nhân, trong đó hầu hết là con em các gia đình thương binh, đồng đội với mức lương bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, ông còn tạo điều kiện làm việc phù hợp cho một số lao động khuyết tật tại văn phòng.
Ông Châu cho biết: “Việc áp dụng các phương án, kỹ thuật khai thác mới đã giúp cho Công ty dần phát triển. Bình quân mỗi năm, Công ty của tôi cung cấp hơn 2.000m3 đá phụ gia cho các nhà máy sản xuất xi măng, các Công ty xây dựng trong, ngoài tỉnh và đặc biệt cung cấp khối lượng đá khá lớn cho Nhà máy Xi măng Hải Vân (thành phố Đà Nẵng). Trừ chi phí khai thác, trả lương công nhân và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, mỗi năm Công ty thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng”.
Vượt qua những trở ngại, gai góc trong cuộc sống, người thương binh Huỳnh Văn Châu giờ đây đã gây dựng cho mình một cơ nghiệp bề thế, vững chãi. Ngoài việc điều hành hoạt động Công ty, gặp gỡ, thỏa thuận làm ăn với đối tác, người thương binh cần mẫn ấy còn chung sức với vợ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Không chỉ nổi tiếng là một thương binh say mê lao động, một doanh nhân thành đạt, ông còn được nhiều người biết đến là một nhà bảo trợ, một hội viên Hội Cựu chiến binh xã Tịnh Khê sẵn lòng tham gia các hoạt động từ thiện xã hội của địa phương, người tiên phong trong các đợt vận động, đóng góp xây dựng quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, cũng như tìm cách hỗ trợ thường xuyên, lâu dài đối với các đồng đội, con em các gia đình thương binh, liệt sỹ về học tập, việc làm, nhà ở,
Dù tuổi đời đã bước sang 70, người thương binh ấy vẫn đau đáu hy vọng mở rộng hoạt động của Công ty, mang lại nhiều cơ hội làm việc hơn cho những mảnh đời khó khăn, góp phần xây dựng nông thôn tại địa phương.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Người khuyết tật làm giàu từ dàn máy nông nghiệp - 22/08/2016 03:04
- Người thầy khuyết tật truyền cảm hứng về nghị lực cho học trò - 12/08/2016 09:06
- Quầy hàng miễn phí cho người nghèo - 09/08/2016 06:26
- Chuyện một thầy giáo khuyết tật mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi ở Bình Dương - 08/08/2016 04:28
- Tình người thấm đẫm ở nơi “truyền lửa” tri thức cho người khuyết tật - 08/08/2016 04:20
Các tin khác
- Người trăn trở với con đường hoà nhập của NKT - 15/07/2016 02:44
- Cô gái khuyết tật ghép tranh giấy cưu mang những người cùng cảnh ngộ - 11/07/2016 03:22
- Nữ doanh nhân giàu lòng nhân ái - 05/07/2016 06:41
- Lớp học dành cho học trò nghèo của cô giáo khuyết tật - 29/06/2016 02:54
- Vợ chồng “hiệp sĩ mù” - 24/06/2016 07:08