Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Xuất phát từ sự đồng cảm, tình thương với người khuyết tật, anh Nguyễn Quang Dũng (huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị) đã dày công tìm cách truyền nghề mộc mỹ nghệ cho những số phận thiệt thòi. Các học viên của anh từ những người mặc cảm, sống dựa vào gia đình nhờ được thổi hồn đam mê, đã có thể làm nên nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tinh xảo, có giá trị kinh tế cao, giúp họ sống tự tin, hòa nhập.
Đồng cảm với người khuyết tật
Đang công tác trong ngành xây dựng với thu nhập khá, anh Nguyễn Quang Dũng lại bỏ việc để đi học nghề mộc mỹ nghệ. Ai cũng bất ngờ với quyết định đó, chỉ có anh biết là đã đến lúc mình thực hiện ước mơ và đam mê từ thuở thiếu thời.
Gói gém hành trang, anh Dũng tạm xa quê hương tìm đến một cơ sở dạy nghề mộc mỹ nghệ ở Thừa Thiên - Huế. Vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống nơi đất khách quê người, anh trải qua những ngày tháng nhọc nhằn, vất vả với nỗi nhớ gia đình, người thân. Nhưng điều đó càng thôi thúc anh thêm quyết tâm học nghề để có thể gây dựng cơ nghiệp như mong ước.
Anh Dũng tận tình chỉ dạy cách làm cho học viên khuyết tật
Hơn 3 năm ròng miệt mài học, cầm tấm chứng chỉ nghề loại giỏi trở về quê, anh mừng ít lo nhiều bởi chưa định hình được sẽ bắt tay vào công việc mới như thế nào bởi vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm không có… May mắn, sự hỗ trợ, động viên của người thân, bè bạn giúp anh vay vốn xây dựng nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, đặt nền móng đầu tiên gây dựng cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ của riêng mình.
Với tay nghề khá, lại chịu khó mày mò, ham học hỏi, cơ sở sản xuất của anh Dũng sớm đi vào ổn định, gây dựng được uy tín. Từ những khách hàng ban đầu chỉ là bà con lối xóm, bạn bè, người thân ủng hộ, chỉ sau 1 năm, lượng khách đến đặt hàng tại cơ sở sản xuất của anh Dũng đông hơn nhiều, không chỉ ở các huyện, thị trong tỉnh mà còn ở các tỉnh, thành lân cận. Các sản phẩm mộc mỹ nghệ của cơ sở cũng được anh đầu tư nguyên liệu có giá trị, chế tác công phu, độc đáo, tinh xảo hơn.
Cơ sở sản xuất ngày một phát triển, anh Dũng trăn trở lắm khi nghĩ đến những mảnh đời khuyết tật đang phải sống trong mặc cảm, phụ thuộc vào người thân, bởi ngay chính trong gia đình của ông chủ cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ ấy, người anh trai và em gái cũng là người khuyết tật, từng được chính quyền địa phương, cộng đồng sẻ chia, giúp đỡ để có thể tự lập cuộc sống như hôm nay. Chính điều đó đã mang tới cho anh sự đồng cảm, thúc giục anh Dũng đóng góp công sức cùng cộng đồng xã hội, mang đến cơ hội học nghề, làm việc cho người khuyết tật.
Mong muốn mở rộng cơ sở dạy nghề
Cơ sở sản xuất đi vào ổn định, tích cóp được chút vốn liếng sau khi đã trang trải vốn vay từ những ngày đầu thành lập cơ sở, anh Nguyễn Quang Dũng đã quyết định đầu tư mua sắm thêm máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như có thể tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật.
Không để ý tưởng, tâm nguyện chỉ là trong suy nghĩ, anh Dũng đã biến thành hành động khi đến xin chính quyền xã được thành lập Trung tâm dạy nghề mộc mỹ nghệ để dạy nghề cho người khuyết tật – một nghề còn khá mới mẻ ở mảnh đất khô cằn Quảng Trị.
Một học viên đang thực hành
Nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, anh Dũng có thêm động lực thực hiện tâm nguyện. Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động và xin cấp phép thành lập Trung tâm Dạy nghề Quang Dũng, nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng khang trang, rộng rãi để thuận lợi hơn trong việc dạy nghề cho nhiều người khuyết tật. Những ngày đầu Trung tâm ra đời, anh Dũng đã lặn lội đến các xã, từng địa phương lân cận để tìm hiểu hoàn cảnh, thuyết phục và động viên các gia đình có người khuyết tật, tạo điều kiện cho con em họ được tham gia khóa học nghề, giúp các em có cơ hội làm việc, tự lập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Anh Dũng cho biết: “Khóa học đầu tiên của Trung tâm có 10 học viên khuyết tật thuộc địa bàn 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ. Các học viên đến học đều được tôi dạy nghề miễn phí, hỗ trợ bữa ăn cho các học viên. Đối với những học viên đi lại khó khăn, nhà xa, tôi luôn cố gắng bố trí chỗ ở cho các em trong suốt quá trình học”.
Cũng theo anh Dũng, học viên đến Trung tâm học nghề ở nhiều dạng tật khác nhau như điếc câm, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật tay chân… Các em tuy là học viên khuyết tật nhưng việc nắm bắt, tiếp thu kiến thức không kém người bình thường, thậm chí nhiều học viên có “hoa tay” nên làm nghề rất khéo léo. Luôn cố gắng khích lệ học viên, anh Dũng đã hết lời động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các em trong suốt khóa học, cũng như khuyến khích các em làm ra sản phẩm chất lượng. Với những sản phẩm mang tính nghệ thuật, độ tinh xảo cao, anh Dũng đều giúp học viên bán sản phẩm, sau khi trừ chi phí nguyên vật liệu, số tiền còn lại sẽ được chuyển đến tận tay học viên và gia đình.
Với cách dạy nghề tận tình và giúp đỡ thiết thực, anh Dũng đã tiếp thêm niềm đam mê, hăng say học nghề cho các học viên. Hiện nay, số học viên khuyết tật đã theo học nghề mộc mỹ nghệ tại Trung tâm đã tăng lên hàng chục người, hầu hết các em đều có tay nghề vững, có thể làm nghề, tự lập cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Những học viên có tay nghề giỏi được anh Dũng giới thiệu đến làm việc tại các cơ sở sản xuất uy tín, hoặc được anh tiếp nhận làm việc tại xưởng của Trung tâm, giúp cho hàng chục học viên sau khi học nghề có việc làm, mang lại thu nhập ổn định từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng tùy theo từng trình độ tay nghề của các em.
Điều khiến cho anh Dũng luôn cảm thấy tự hào về những học trò đặc biệt, đó là các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, tay nghề thành thạo hơn khi tự các em có thể tạo hình, chế tác ra những sản phẩm gỗ mỹ nghệ cao cấp, độc đáo, đòi hỏi kỹ thuật cao. Một số học viên khuyết tật đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất riêng, làm chủ và tạo thêm việc làm cho người lành và người đồng cảnh.
Không chỉ nhận dạy nghề cho người khuyết tật, anh Dũng còn nhận đào tạo nghề cho các thanh niên nông nhàn của địa phương và các huyện, thị lân cận, giúp các em tìm được hướng đi trong cuộc đời, có cơ hội học nghề, làm việc và tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích.
Mặc dù công việc bận rộn, các khóa đào tạo nghề cũng đang đi vào hoạt động ổn định, thế nhưng trong lòng người thầy giáo của những học trò đặc biệt ấy vẫn đang ấp ủ mở rộng Trung tâm để có thể tiếp nhận thêm nhiều học viên khuyết tật, với hy vọng bù đắp phần nào cho các học viên thiệt thòi, giúp các em có cơ hội học nghề, vươn lên trong cuộc sống và xây đắp một tương lai tốt đẹp, bền vững.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Người trăn trở với con đường hoà nhập của NKT - 15/07/2016 02:44
- Cô gái khuyết tật ghép tranh giấy cưu mang những người cùng cảnh ngộ - 11/07/2016 03:22
- Nữ doanh nhân giàu lòng nhân ái - 05/07/2016 06:41
- Lớp học dành cho học trò nghèo của cô giáo khuyết tật - 29/06/2016 02:54
- Vợ chồng “hiệp sĩ mù” - 24/06/2016 07:08
Các tin khác
- Hết lòng vì trẻ khuyết tật - 26/05/2016 03:03
- Ông lão 'khùng' đạp xe cà tàng giúp 2.500 trẻ khuyết tật học nghề - 26/05/2016 03:00
- Vị trụ trì ươm mầm những chồi non - 19/05/2016 07:20
- Võ sư mù Nguyễn Kim Hoàng - Chế ngự khổ đau bằng Pencak Silat - 16/05/2016 08:10
- Ước mơ “Vàng” của người thợ thêu khuyết tật - 16/05/2016 04:38