VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Nụ cười hiền từ, gương mặt phúc hậu, nữ doanh nhân Cao Thị Kim Lan (Quy Nhơn - Bình Định) luôn tạo ra thiện cảm và sự cuốn hút với những người từng tiếp xúc với chị. ít ai ngờ rằng, người phụ nữ có vẻ đẹp nhẹ nhàng, trên thương trường lại là một doanh nhân có quyết tâm mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm. Từ một người chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu vốn; chị Lan dám “liều lĩnh” đầu tư kinh doanh vào một Công ty đang đứng bên bờ vực phá sản. Và rồi, không chỉ đem lại việc làm ổn định cho 800 người lao động tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bình Định (Bidifisco), “Bông hồng vàng” Kim Lan còn mang lại hạnh phúc, tiếng cười, sự bình yên trong tâm hồn những mảnh đời bất hạnh.
“Muốn vượt sóng phải vươn ra biển”
Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, tuổi thơ của chị Cao Thị Kim Lan được nuôi dưỡng, bồi đắp từ tình yêu thương của bố mẹ và từ chính miền quê đầy nắng, gió, đậm chất mặn mòi của biển cả. Lớn lên trong khốn khó nên chị Lan càng ý thức được việc học và nỗ lực theo đuổi ngành kế toán để tạo lập cuộc sống.
Nữ doanh nhân Cao Thị Kim Lan được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng trong dịp vinh danh “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 - Cúp Bông hồng Vàng”
Tìm được công việc ổn định, hợp với chuyên ngành đào tạo tại một công ty của Nhà nước, khoản thu nhập ít ỏi cũng giúp chị có cuộc sống đạm bạc, an nhiên. Thế nhưng, trong suy nghĩ của chị lại luôn đau đáu trăn trở là phải làm gì để tận dụng lợi thế của vùng biển quê hương, phát triển kinh tế và hơn thế là giới thiệu những sản vật từ biển Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Khác với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, trong tay họ đã có vốn liếng, kinh nghiệm, quen biết nhiều đối tác, với chị Lan, thứ chị có duy nhất chỉ là kinh nghiệm làm việc của một kế toán viên. Dù vậy, chị vẫn quyết định bỏ việc và bước vào ngành thủy sản, tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ, nhận thêm việc gia công nguyên liệu cho các Công ty xuất nhập khẩu thủy sản lớn tại một số tỉnh, thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh... Sau một vài năm khởi nghiệp kinh doanh, năm 1994 chị đã có thêm nhiều bạn hàng nên mạnh dạn thuê mặt bằng tại Công ty Bidifisco nhằm xây dựng thêm phân xưởng sản xuất, phát triển mặt hàng xuất khẩu.
5 năm thuê mặt bằng, chị Lan phần nào hiểu được những khó khăn của Công ty Bidifisco, thậm chí đó là thời điểm Công ty đang đứng bên bờ vực phá sản, nhiều cán bộ, lãnh đạo, nhân viên giỏi của Công ty đã lần lượt bỏ đi tìm công việc mới. Nhận thấy sự cần thiết phải có người chung lưng đấu cật với những cán bộ tâm huyết, bám trụ lại với Bidifisco, chị Lan đã dũng cảm đầu tư, góp cổ phần, cùng suy nghĩ, tính toán để khôi phục lại Công ty.
ở vai trò là một cổ đông lớn từ khi tỉnh cổ phần hóa Công ty Bidifisco, với suy nghĩ “Muốn vượt sóng phải vươn ra biển”, chị đề ra tiêu chí chỉ có thể làm các mặt hàng xuất khẩu mới mong vực dậy được một Công ty từ trước đến nay chuyên sản xuất nước mắm và hải sản khô - các mặt hàng thông dụng chỉ được tiêu thụ trong nước. Từ ý tưởng đến hành động vỏn vẹn trong thời gian ngắn, chị quyết định phá dỡ toàn bộ cơ sở hạ tầng cũ, xây dựng Công ty khang trang và thay mới trang thiết bị hiện đại, thực hiện các khâu kiểm định chất lượng. Bên cạnh đó, chị tuyển dụng công nhân có tay nghề, một mặt mời những người có trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất thủy sản xuất khẩu, giao họ đảm nhận vai trò quản lý chất lượng sản phẩm.
Chị Lan cho biết: “Vừa đầu tư gây dựng lại thương hiệu Bidifisco, tôi vừa mày mò nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, đưa ra những cách làm phù hợp, chậm mà chắc. Lúc đó tôi thiết nghĩ, một mình tôi sẽ không đủ khả năng về tiềm lực, đối tác nên tôi đã phối hợp sản xuất liên kết với một vài công ty thủy sản có năng lực xuất khẩu trong và ngoài tỉnh, tranh thủ học hỏi thêm kinh nghiệm, cách làm. Thật mừng vì chỉ sau vài năm, Công ty Bidifisco đã có thể xuất khẩu trực tiếp, không cần phối hợp hay qua khâu trung gian”.
Cũng theo chị Lan, sau chuyến công tác tại Nhật Bản năm 2014, chị đã quyết định chọn cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn của Công ty. Với cách làm này đã giúp chị gặt nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan..., thậm chí nhiều bạn hàng đã yêu mến và đặt cho chị biệt danh “Nữ hoàng cá ngừ đại dương”.
Từ một Công ty đứng bên bờ vực phá sản, bằng sự mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm của nữ Giám đốc Cao Thị Kim Lan, Công ty Bidifisco đã thu được lợi nhuận 4 triệu USD năm 2005, đến năm 2007 đã tăng lên 17 triệu USD và hiện nay, giá trị xuất khẩu hàng năm của Công ty đạt 41 triệu USD, thị trường mở rộng đến vài chục nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho 800 người lao động, ký hợp đồng thời vụ từ 1 đến 3 năm với 125 lao động nhàn rỗi.
Chị Lan (ngồi bên trái) ký kết hợp tác xuất khẩu cá ngừ đại dương với đối tác Nhật Bản
Đạt được những thành công trên thương trường bởi chị Lan luôn phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người cán bộ gương mẫu, tạo tinh thần đoàn kết, hoà đồng với mọi người xung quanh nhằm đưa Công ty kinh doanh phát triển, đem lại hiệu quả cao. Những việc làm thực tế được chị điều hành thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động theo đúng quy định, để họ có điều kiện phản ánh tâm tư nguyện vọng, những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của người lao động; cùng người lao động bàn thảo các biện pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và thực hiện quy chế dân chủ Công ty, cùng Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức cuộc họp đối thoại trực tiếp với đại diện người lao động...
20 năm lăn lộn với thương trường, nữ doanh nhân ấy đã “vượt sóng”, đưa Công ty Bidifisco trở thành một trong những doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành xuất khẩu thủy sản, mang lại cho chị giải thưởng “Bông hồng vàng” danh giá năm 2013.
Giúp được một người là thêm triệu niềm vui
Dù đảm trách bao công việc bộn bề, Giám đốc Cao Thị Kim Lan vẫn luôn làm tròn vai trò của một người vợ, người mẹ, dành thời gian chăm lo cho gia đình, vun đắp cho tổ ấm thêm hạnh phúc. Nữ doanh nhân đất Bình Định còn đau đáu nỗi lo lắng, trăn trở, muốn dang rộng vòng tay cưu mang những mảnh đời khuyết tật, mồ côi không chỉ trong tỉnh, mà còn nối dài sự giúp đỡ những số phận bất hạnh ở các tỉnh, thành khác trên cả nước.
Chị Lan từng tâm sự, mặc dù quỹ thời gian rảnh rất ít ỏi nhưng sau giờ làm việc, chị có một thói quen đọc báo và chuyên mục chị tìm đọc đầu tiên không phải là chuyện kinh doanh, tin thời sự xã hội mà là chuyên mục nhịp cầu nhân ái, các câu chuyện về những mảnh đời khuyết tật, mồ côi, bệnh nhân nghèo. Những hoàn cảnh, số phận éo le đều được chị lưu giữ lại tên tuổi, địa chỉ liên hệ. Được khoảng 10 trường hợp, chị Lan tìm tới bưu điện gửi tiền ủng hộ một lần và số tiền dành tặng các hoàn cảnh đều từ 1 - 2 triệu đồng, trường hợp nào quá khó khăn chị sẵn sàng ủng hộ 3 triệu đồng. Bằng cách làm này, nữ doanh nhân đã sẻ chia khó khăn, mang lại nguồn động viên hữu ích cho hàng nghìn mảnh đời cơ khổ ở khắp các tỉnh thành như: Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Ninh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lâm Đồng, Long An hay Kon Tum, Thanh Hóa, Hà Nội...
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách và làm tốt trách nhiệm xã hội ở vai trò của một doanh nghiệp như thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua các khoản ngân sách trên 2,8 tỷ đồng mỗi năm, đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện với số tiền gần 4,5 tỷ đồng cho người lao động, chị Lan còn tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện, hàng năm, Công ty và cá nhân chị đều sẵn lòng ủng hộ các chương trình do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Xoá đói giảm nghèo tỉnh phát động. Chị cũng là người tiên phong trong Công ty trực tiếp chia sẻ và kêu gọi công nhân đóng góp 1 ngày lương, góp viên gạch xây dựng Trường Sa.
Ngoài ra, chị còn là người “đứng sau” hỗ trợ các Câu lạc bộ Thiện nguyện của các bạn trẻ ở một số trường Đại học trong tỉnh và là mạnh thường quân, hội viên tâm huyết trong Ban Chấp hành của rất nhiều hội từ thiện xã hội, nhân đạo, hỗ trợ kinh phí thông qua các chương trình phẫu thuật tim trẻ em, tặng quà nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng cho học sinh nghèo, xây nhà tình thương, Quỹ Tấm lòng vàng…
ở cương vị là Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, chị Lan đã đưa ra nhiều ý tưởng, tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hàng năm như tổ chức chương trình Xuân yêu thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tặng hàng trăm suất quà, ủng hộ tiền mặt cho Bệnh viện Tâm thần Hoài Nhơn, cho vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người khuyết tật, tài trợ kinh phí mở lớp dạy nghề cho người mù nghèo...
Dành cả tấm lòng đến với người khuyết tật, trẻ mồ côi, món quà mà nữ doanh nhân nhận được và luôn lưu giữ trong phòng làm việc là những “cánh thư” do chính đôi tay, đôi chân khuyết tật viết lên những lời cảm ơn tự đáy lòng. Chính tình cảm bình dị ấy lại càng thôi thúc chị sẻ chia, nhân rộng yêu thương đến khắp cộng đồng xã hội.
Bằng những nỗ lực trong công việc và hoạt động xã hội từ thiện, Giám đốc Cao Thị Kim Lan đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen, danh hiệu Lao động tiên tiến, Bảng ghi nhận tấm lòng vàng nhân đạo... của UBND tỉnh và các tổ chức xã hội trao tặng và đặc biệt hơn cả, chị vinh dự trở thành đại biểu người bảo trợ tiêu biểu của tỉnh Bình Định tham dự Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4 vừa qua.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin mới
- Chuyện một thầy giáo khuyết tật mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi ở Bình Dương - 08/08/2016 04:28
- Tình người thấm đẫm ở nơi “truyền lửa” tri thức cho người khuyết tật - 08/08/2016 04:20
- Người thương binh làm giàu từ sỏi đá - 03/08/2016 03:27
- Người trăn trở với con đường hoà nhập của NKT - 15/07/2016 02:44
- Cô gái khuyết tật ghép tranh giấy cưu mang những người cùng cảnh ngộ - 11/07/2016 03:22
Các tin khác
- Lớp học dành cho học trò nghèo của cô giáo khuyết tật - 29/06/2016 02:54
- Vợ chồng “hiệp sĩ mù” - 24/06/2016 07:08
- Người thổi hồn đam mê mộc mỹ nghệ cho người khuyết tật - 08/06/2016 07:58
- Hết lòng vì trẻ khuyết tật - 26/05/2016 03:03
- Ông lão 'khùng' đạp xe cà tàng giúp 2.500 trẻ khuyết tật học nghề - 26/05/2016 03:00