Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3.... Thứ hai, 16 Tháng 5 2016 11:38
Nghị lực và tình yêu với nghề thêu truyền thống của người phụ nữ khuyết tật mang tên Hoàng Thị Khương(Quất Động- Thường Tín), đã khiến đôi bàn tay tài hoa của chị tạo nên những bức tranh mê hồn và làm được nhiều điều khiến người đời thán phục.
Chị Hoàng Thị Khương sinh năm 1965, là con gái thứ 3 trong gia đình có 6 người con. Chị bị liệt chân phải, do di chứng của một trận sốt nặng, nhưng chẳng bao giờ chị bỏ cuộc với nghề. Lớn lên chị được mẹ truyền nghề lại, thành thạo các múi chỉ thêu ngay từ khi chị lên 4 tuổi, cái tuổi mà trẻ con trong làng chỉ biết ăn, chơi. Ban đầu chị nghĩ là mình không có sức khỏe thì nên kiếm lấy nghề thêu mà sống, nhưng sau đó trở nên say nghề.
Yêu nghề thêu đến cháy bỏng
Ở làng nghề truyền thống thêu ren Quất động có rất nhiều người có đam mê với nghề. Nhưng để làm tốt nghề đòi hỏi sự khéo léo, tài năng là một phần nhỏ. Ý chí, nghị lực kiên trì quyết định phần lớn thành công đối với nghề này. Nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết thêu, sơ suất một lỗi nhỏ sẽ làm hỏng cả một bức tranh đẹp.
Những năm đầu làm nghề, chị Khương thêu gối, khăn trải giường cho HTX để xuất sang Đông Âu. Năm 1991 chị ra Hà Nội may áo Kimono để xuất sang Nhật Bản. Năm đó, khi chứng kiến tay nghề của chị, một du khách người Pháp đã đặt chị thêu bức “Đức Mẹ đồng trinh” với mức thù lao 1 triệu đồng. Dần dần chị Khương được nhiều người biết đến, cả khách trong nước lẫn nước ngoài biết tới và đặt hàng thêu nghệ thuật.
Chị Trang, một người dân trong làng, chia sẻ: “Những bức tranh của chị Khương đã làm sửng sốt nhiều người, đặc biệt là những người yêu tranh, khiến những vị khách nước ngoài về thăm phải thán phục”. Họ đã đặt những bức chân dung quý, rồi khi về nước còn mách cho những người khác tiếp tục đến đặt hàng. Nhờ đó mà chị Khương bán được những bức tranh thêu lên đến hàng nghìn USD, một con số mà trước đó chị chưa bao giờ mơ đến”.
Năm 2004 một tổ chức chính phủ mời chị Khương dạy thêu cho hơn 10 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau lần đó chị tiếp tục dạy nghề cho những người nghèo, thanh thiếu niên mồ côi ở Hà Giang, Thanh Hóa về học nghề.
Những ước mơ của chị Khương cứ ngày ngày được thực hiện nhờ sự bền bỉ trong công việc. Chị đã xây dựng xưởng sản xuất cho riêng mình, thu nhận hơn 20 công nhân chủ yếu là người khuyết tật trong làng về làm việc. Ngoài ra, chị còn nhận những người khuyết tật trong cả nước, với một tiêu chí: người đó phải đam mê nghề, yêu nghề thực sự.
Chị chia sẻ: “chị nhận người khuyết tật vì số phận của chị cũng như họ. Họ không làm được những việc đồng áng nặng nhọc. Nhưng việc thêu tranh thì chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận khi làm việc. Đối với những con người khuyết tật này đôi chân có thể không đi, đôi tai không có thể nghe, nhưng đôi tay của họ lúc nào cũng thoăn thoắt”.
Chị Liễu, một người làm trong xưởng của chị Khương, cho biết: “Rất cảm ơn chị Khương đã tạo công ăn, việc làm cho chúng tôi. Lúc tôi chưa được chị Khương nhận vào xưởng, cũng chỉ biết loanh quanh ngồi ở nhà, phụ giúp bố, mẹ được những việc nhẹ. Từ khi được đi làm, tôi có thêm thu nhập, phụ giúp được bố, mẹ về kinh tế, quan trọng hơn tôi còn có thêm việc làm, có thêm những người bạn giúp tôi không cảm thấy buồn tẻ khi mình là người khuyết tật”.
Mơ ước có phòng tranh thêu
Có lẽ ít ai ngờ rằng, chủ nhân của những bức tranh có giá trị lên tới hàng nghìn USD lại ở trong một ngôi nhà cấp 4, tường vôi tróc lở, chẳng có gì sang trọng ngoài những bức tranh tự tay chị thêu lấp lánh cả căn nhà.
Trong thời buổi kinh tế, thị trường có thể có người đua nhau làm giàu mà không còn vương vấn gì với nghề truyền thống này nữa. Nhưng chị không bao giờ bỏ cuộc. Luôn luôn làm mới mình bằng những bức tranh thêu đầy sáng tạo, tinh thần học hỏi mỗi khi có những người góp ý, chị đều ghi lại vào một cuốn sổ nhỏ. Đây đều là những gợi ý, để chị thêu ra những bức tranh “Vàng”.
Có nhiều người đến mua bức tranh của chị với giá hơn một trăm triệu đồng nhưng chị vẫn không bán, nhiều người cho chị là gàn dở khi trong thời buổi này mà vẫn còn giữ những bức tranh ấy. Chị Khương chia sẻ:“Với tôi tiền bạc rất quan trọng, nhưng tôi còn có ước mơ đang theo đuổi, chưa hoàn thành được đó là “mở phòng tranh” cho riêng mình, tôi muốn người ta khi ghé qua phòng tranh ấy, không bao giờ quên được làng Quất Động có những bức tranh thêu ren truyền thống đẹp như một kiệt tác. Hơn nữa tôi muốn giữ lại cái gì đó trong cuộc đời này nên ai trả giá cáo mấy tôi cũng không bán”.
Giờ đây, tâm nguyện của chị là được hiến tặng tranh Bác Hồ, bức tranh thêu mà chị đã dành tâm huyết của mình trong suốt một thời gian dài. Với chị, thêu tranh Bác không phải để bán cũng chẳng để giữ riêng mình. Chị thêu tranh Bác với tâm nguyện được tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chị tâm sự “mình thêu tranh bác mất hơn 1 năm. Có người trả không phải ít tiền, hàng chục triệu nhưng mình vẫn không bán, đến nay tâm nguyện của này vẫn chưa thực hiện được. Bởi vì cái mặc cảm một người khuyết tật làm ra, không dám cất tiếng đề xuất” . Chị nói: “ nhiều người bảo với mình rằng, trường hợp của chị tặng thì cũng không ai người ta nhận. Bởi họ nghĩ rằng chị là người khuyết tật, họ chẳng cho mình thì thôi chứ lấy của mình làm gì” chị rất mong ai giúp chị điều đó.
Ông Nguyễn Văn Đăng trưởng thôn Quất Động cho hay:“Ông trời không lấy đi của ai một cái gì. Nhiều năm qua chị Khương là một trong những công dân tiêu biểu của xóm. Chị còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong việc duy trì và phát huy nghề thêu truyền thống, và những giải thưởng cao về các cuộc thi trong nước và quốc tế. Điều đó làm cho thôn Quất Động cảm thấy tự hào vì đã có những con người đứng lên gìn giữ làng nghề như chị”.
Vẫn mặc cảm là một người khuyết tật, nhưng không vì thế mà khiến chị Khương bớt ý chí trong cuộc sống. Đôi tay chị đã tạo nên những sản phẩm đẹp cho đời, trái tim nhân hậu của chị đã biết giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Một tâm hồn đẹp như vậy, sao vẫn phải mặc cảm giữa chốn đời thường?
Nguồn: Báo sống mới văn hóa
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Người thổi hồn đam mê mộc mỹ nghệ cho người khuyết tật - 08/06/2016 07:58
- Hết lòng vì trẻ khuyết tật - 26/05/2016 03:03
- Ông lão 'khùng' đạp xe cà tàng giúp 2.500 trẻ khuyết tật học nghề - 26/05/2016 03:00
- Vị trụ trì ươm mầm những chồi non - 19/05/2016 07:20
- Võ sư mù Nguyễn Kim Hoàng - Chế ngự khổ đau bằng Pencak Silat - 16/05/2016 08:10
Các tin khác
- Cô giáo Australia và lớp ngoại ngữ miễn phí cho trẻ khuyết tật Việt - 16/05/2016 04:30
- Hết lòng vì người khuyết tật - 27/04/2016 10:00
- Nghệ sĩ Đào Ngọc Huỳnh: Nghệ thuật giúp người khuyết tật vượt qua chính mình - 27/04/2016 09:40
- Chi Hội trưởng khuyết tật mang niềm tin đến với người đồng cảnh - 04/04/2016 03:20
- Nghị lực sống cao đẹp của cô giáo “da cam” - 04/04/2016 03:12