Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 17:28

Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó trẻ rối loạn phát triển chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập và phát triển. Những năm qua, mặc dù Nhà nước và ngành giáo dục đã dành sự quan tâm lớn đến vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phát triển nói riêng, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo cho các em được hưởng một một nền giáo dục chất lượng và bình đẳng với mọi trẻ em, cần có những giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đồng bộ và linh hoạt.

Giáo dục trẻ rối loạn phát triển

Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rỗi nhiễu tâm thần (DSM-5) năm 2013, đối tượng rối loạn phát triển tâm thần kinh bao gồm: khuyết tật trí tuệ, rối loạn giao tiếp, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động/giảm chú ý, rối loạn học tập đặc thù, rối loạn vận động. Cả 6 nhóm rối loạn phát triển này đều có những khó khăn khác nhau và mức độ khó khăn cũng khác nhau, vì thế để can thiệp và giáo dục cho mỗi nhóm đối tượng lại cần những kiến thức, phương pháp, kỹ năng và hình thức giáo dục khác nhau.

Giáo dục trẻ rối loạn phát triển có thể hiểu là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của các nhà giáo dục nhằm mục đích phát triển tối đa những năng lực của trẻ rối loạn phát triển dự trên nhu cầu, khả năng của trẻ để giúp trẻ sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Giáo dục trẻ rối loạn phát triển được tiếp cận theo hoạt động giáo dục, bao gồm các hoạt động đầu vào, các hoạt động quá trình, các hoạt động đầu ra diễn ra trong các điều kiện hiện có của cơ sở giáo dục cũng như mục tiêu giáo dục theo hướng tiếp cận dựa trên quyền của trẻ rối loạn phát triển (theo Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật).

127De an 1019 - Bai 1 anh 1

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Hải Phòng

Các hoạt động đầu vào gồm: khảo sát nhu cầu, khả năng và sở thích của trẻ, xây dựng chuẩn đầu ra của trẻ sau mỗi giai đoạn giáo dục, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục.

Các hoạt động quá trình gồm: giáo dục – dạy học, rèn luyện kỹ năng đặc thù, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết học – hỗ trợ cá nhân, hợp tác trong giáo dục, huy động các lực lượng cộng đồng và các nguồn lực tham gia, phục vụ giáo dục, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.

Các hoạt động đầu ra gồm: công nhận kết quả giáo dục, xác nhận mức độ tiến bộ của trẻ, chuyển tiếp và chuyển cấp, điều tra thông tin phản hồi và theo dõi sự phát triển của trẻ.

Với hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục trẻ rối loan phát triển nói riêng,việc đảm bảo chất lượng là hết sức quan trọng. Chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển thể hiện ở mức độ đạt được của trẻ về chuẩn kiến thức, kỹ năng, hành vi; khả năng thích ứng trong môi trường mới và đặc biệt là những kỹ năng đặc thù, khả năng sống độc lập và khả năng có thể tìm được việc làm trong tương lai. Việc đảm bảo chất lượng giáo dục nhóm đối tượng này phải đảm bảo cả chất lượng bên trong (do các cơ sở giáo dục đảm nhận) và bên ngoài (do các cơ quan chức năng kiểm định chất lượng – xã hội và cơ quan quản lý giáo dục thực hiện). Trong đó việc đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục và nhân tốt quan trọng nhất, do các cơ sở chủ động tạo nên chất lượng.

Một số biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển

Đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển là một hệ thống các biện pháp, hoạt động có kế hoạch đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo dục theo kết quả mong đợi trên cơ sở khả năng, nhu cầu, sở thích của từng trẻ và của chương trình giáo dục cá nhân cho từng trẻ. Để đảm bảo chất lượng giáo dục cho nhóm đối tượng này, cần thực hiện các biện pháp sau:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng trẻ rối loạn phát triển.

Đề xuất bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển trong các cơ sở giáo dục, giúp cho người quản lý và các thành viên nhà trường có thể tự đánh giá, theo dõi và giám sát tiến trình, sự tiến bộ và kết quả đạt được của toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường.

Xây dựng thực hiện các quy trình quản lý chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển của nhà trường, giúp phòng ngừa những thiếu sót và sai sót có thể xảy ra ngay từ đầu và trong toàn bộ quá trình giáo dục.

Thiết lập cơ cấu và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển trong các cơ sở giáo dục để mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tổ chức khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu phục vụ giáo dục, quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ rối loạn phát triển.

Tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp đáp ứng nhu cầu, khả năng của trẻ như tăng cường các tiết học hỗ trợ cá nhân, hỗ trợ nhóm, hình thành và rèn luyện các kỹ năng tiên quyết, kỹ năng đặc thù nhằm chuẩn bị cho trẻ các điều kiện cơ bản trong học tâp và hòa nhập cộng đồng.

Đào tạo nâng cao năng lực cho chuyên viên can thiệp tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức

(Đồng Nai)

Tăng cường sự tham gia của các lực lượng cộng đồng trong và ngoài nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục để huy động nguồn lực, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cha mẹ trẻ, sự đồng cảm, chia sẻ của cộng đồng; từ đó có sự quan tâm giáo dục nhiều hơn đến trẻ.

Tổ chức tự đánh giá và sử dụng kết quà tự đánh giá về kết quả thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh hướng tới chuẩn kết quả đầu ra, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.

* * *

Việc đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển là một khâu trong quản lý chất lượng giáo dục, là cơ sở để thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của mỗi nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Mỗi biện pháp đảm bảo chất lượng có cách thực hiện và điều kiện thực hiện khác nhau, các nhà quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tùy theo bối cảnh kinh tế xã hội chung và điều kiện cơ sở vật chất hiện có để đưa ra cách thức thực hiện một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, vì mục tiêu đảm bảo chất lượng và quyền bình đẳng trong giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển.  



 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi