Thứ sáu, 16 Tháng 9 2016 15:55

Ngày 30/6/2016 Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2016.

De an Chinh sach y te

Để các đối tượng nắm nội dung Thông tư này, xin giới thiệu một số nội dung cơ bản:

+ Đối tượng được khám giám định gồm: Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (CĐHH), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH và người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH và con đẻ của họ đã được xác nhận bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH.

+ Thẩm quyền khám GĐYK: Khi khám giám định lần đầu, các đối tượng sẽ được khám bởi Hội đồng giám định y khoa (GĐYK) cấp tỉnh. Khi Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không đủ khả năng chuyên môn để giải quyết, hoặc đối tượng không đồng ý với kết quả giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và đối tượng phải khám GĐYK theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thì sẽ được khám giám định phúc quyết bởi Hội đồng GĐYK cấp Trung ương. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp: Đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương; Đối tượngphải khám giám định theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ LĐTBXH.

+ Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân liên quan: Việc hoàn thiện hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh được giao cho Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh căn cứ hồ sơ và giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH chuyển đến, chịu trách nhiệm khám giám định và ban hành Biên bản khám GĐYK theo mẫu quy định. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn hoặc đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, cơ quan Thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoàn thiện, chuyển hồ sơ và có văn bản đề nghị Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định cho đối tượng, đồng thời thông báo đến Sở LĐTBXH để biết và phối hợp thực hiện.

Hồ sơ khám GĐYK: Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hoá học bao gồm: Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu quy định, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu; Có một trong các giấy tờ sau: Bản tóm tắt bệnh án điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định; Bản tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của Bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc bản tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của phòng khám ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu quy định. Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận. Riêng đối với đối tượng mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên, được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.

Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hoá học bao gồm: Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu quy định, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu; Có một trong các giấy tờ sau: Bản tóm tắt bệnh án điều trị nội trú của Bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật; Bản tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định; Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu quy định. Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.

Chi phí khám GĐYK cho các đối tượng quy định tại Thông tư này do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định tại Thông tư số của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa. Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không khám giám định mà chỉ tiếp nhận, chuyển hồ sơ đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định do vượt khả năng chuyên môn thì Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không thu phí GĐYK. Trường hợp khám giám định phúc quyết, khám giám định phúc quyết lần cuối theo đề nghị của đối tượng, việc chi trả phí GĐYK thực hiện như sau: Nếu kết quả khám giám định phúc quyết, khám giám định phúc quyết lần cuối đúng như đề nghị của đối tượng thì phí GĐYK do Sở LĐTBXH chi trả. Nếu kết quả khám giám định phúc quyết, khám giám định phúc quyết lần cuối không đúng như đề nghị của đối tượng thì phí GĐYK do đối tượng đề nghị tự chi trả.

Bãi bỏ Thông tư liên tịch số của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ; Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.  

Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi