Thứ hai, 03 Tháng 4 2023 16:14

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong những năm qua đã cónhiều tổ chức Hội của người khuyết tật, Hội Phụ nữ địa phươngluôn đồng hành giúp đỡ, hỗ trợ phụ nữ khuyết tật bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vốn từ quỹ Hội,hướng dẫn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội hay hỗ trợ sinh kế, dạy nghề tạo việc làm…Với những hình thức hỗ trợ thiết thực đó,rất nhiều phụ nữ khuyết tật đã mạnh mẽ, lạc quan, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, tự chủ cuộc sống và giúp đỡ người đồng cảnh. Điển hình trong những tấm gương đó là chị Cao Thị Thương (huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình) và Nguyễn Thị Mười (huyện Châu Thành - tỉnh Hậu Giang).

hg.png

 Ông Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hậu Giangtrao giấy chứng nhận đạt giải “Vì cộng đồng” cho chị Nguyễn Thị Mười

Nỗ lực thực hiện ước mơ thoát nghèo

Gần 40 năm mang trên mình cơ thể khuyết tật bẩm sinh, gia cảnh lại nghèo khó, đông anh em, chị Cao Thị Thương phải chịu nhiều thiệt thòi. Mặc dù gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày, chị Thương đã không buông xuôi, phó mặc cho số phận. Trong suy nghĩ của người phụ nữ khuyết tật ấy luôn nung nấu ý nghĩ phải làm điều có ích để tự lập, chăm lo cho gia đình khi vẫn còn đôi tay khỏe mạnh.

Không có điều kiện học hành như chúng bạn, nhưng với cái nết hay lam hay làm, niềm hăng say lao động và đức tính cần cù,chịu thương cúi khó,ngày ngày chị Thương làm bạn cùng vườn ruộng kiếm kế sinh nhai. Trải qua bao vất vả, thăng trầm của cuộc sống, hạnh phúc đã đến với chị, mang lại cho chị một tổ ấm nhỏvà những đứa con lành lặn.

Chị Thương tâm sự: “Trước đây, vợ chồng tôi đều không có công việc ổn định, cuộc sống của cả gia đình chỉ biết trông vào nghề nông, vì thế mà đời sống rất bấp bênh. Quanh năm lam lũ mưu sinh, làm thuê đủ mọi việc nhưng gia đình tôi suốt nhiều nămvẫn nằm trong diện hộ nghèo của xã Yên Hóa”.

qy

 Mô hình vườn cây ăn quả của gia đình chị Cao Thị Thương đem lại thu nhập ổn định cho gia đình

Luôn có sẵn một tinh thần lạc quan, nghị lực vượt khó, chị Thương trăn trở, tìm cáchthực hiện ước mơ thoát nghèo. Từng được biết đến những tấm gương đồng cảnh làm kinh tế giỏi, có cuộc sống đủ đầy, chị quyết định sử dụng số tiền tích cóp và vay thêm nguồn vốn hỗ trợ 30 triệu đồng từ quỹ Hội Phụ nữ xã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả trên chính khu đấtcủa gia đình bị bỏ hoang nhiều năm.

 

Từ mảnh đất cằn khô nằm dưới chân núi đá vôi, chị Thương khao khát biến nơi đây trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Chị đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài,thuê thợ khoan giếng, đào ao, dựng lán, đồng thời lựa chọn mua các giống cây ngắn ngày như chuối, ổi, mít, lạc, khoai, đu đủ kết hợp chăn nuôimột số loại gia cầm như gà, ngan, vịt, các loại cá có giá trị kinh tế cao…3 năm trôi qua, trang trại của gia đình chị dần đi vào hoạt động ổn định, chị Thương tiếp tục xây dựng thêm nhiều chuồng trại kiên cố, mua các con giống đắt tiền như trâu, bò, lợn rừng, dê, nhím để tăng hiệu quả kinh tế, những mong sớm đưa gia đình khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương.

Đổ bao mồ hôi công sức, chị Thương hạnh phúc lắm khi gia đình chị có được thành quả làmột trang trại chăn nuôi tổng hợp có giá trị hơn 1 tỷ đồng. Hiện trang trại đã có tới 30 con lợn rừng, 20 con trâu, bò, dê, 300 con gà, hơn 400 gốc cây ăn quả, ao nuôi cá rộng 1000m2. Không chỉ giúp gia đìnhthoát nghèo bền vững, hàng năm chị còn tạo việc làm cho nhiều người đồng cảnh và lao động nông nhàn, giúp họ có thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Thương thật xứng đánglà tấm gương người khuyết tật vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi của miền đất nghèo nhưng giàu ý chí lao động.

Trao cơ hội thoát nghèo cho người đồng cảnh

Bước sang tuổi ngũ tuần, chị Nguyễn Thị Mười đã làm chủ một cơ sở đan lục bình có hơn 40 lao động là người lành và người khuyết tật. Để tạo dựng được công việc ổn định như hiện nay, chị Mười từng phải trải qua bao nỗi cơ cực, vất vả.

Qua lời chia sẻ của chị Mười, được biết chị sinh ra trong một gia đình thuần nông. Từng là một người khỏe mạnh nhưng chị không may bị liệt đôi chân sau một cơn sốt năm lên 3 tuổi. Đời sống túng thiếu mọi bề, bố mẹ chị phải cố gắng chạy ăn từng bữa cho 11 thành viên trong gia đình, đó cũng là lý do chị không có điều kiện chữa trị đôi chân. Mặc dù vậy, chị Mười vẫn khao khát được đi học và thực hiện ước mơ làm cô giáo. Mỗi buổi tới trường chị đều có mẹ đồng hành,nhưng việc học của chị cũng dang dở năm học lớp 11 vì mẹ chị sớm qua đời.

Một thời gian dài chật vật tìm đủ mọi việc làm thuê để có thêm thu nhập, chị Mười được người quen giới thiệu vào làm việc tại một cơ sở đan lục bình. Thời gian đầu chị được giao làm công việc tổng hợp số liệu, văn phòng. Bằngsự nhanh trí, thông minh, chị tự mày mò học cách đan lục bình và dần trở thành một người thợ lành nghề. Chị vui lắm khi được chủ cơ sở tin tưởng, vừa cho làm nghề đan lục bình, vừa giao làm quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm và kết nối, mở rộng bạn hàng ở khắp các tỉnh phía Nam.

gh

Chị Nguyễn Thị Mười mong muốn cơ sở ngày càng phát triển hơn để giúp đỡ cho nhiều phụ nữ khuyết tật, nghèo

Sau 8 năm làm nghề, chị Mười quyết định xin nghỉ việc và mở cơ sở tại nhà, vừa tổ chức sản xuất, vừa mở lớp dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nghèo của xã Đông Thạnh, thực hiện mong muốn trao thật nhiều cơ hội thoát nghèo cho những người đồng cảnh.

“Những ngày đầu mới thành lập cơ sở, nhiều người còn e ngại vìtôi là người khuyết tật, nhưng tôi đã thuyết phục học viên và gia đình các em bằng chính khả năng, tay nghề, sự đồng cảm và lòng nhiệt huyết.Từ đó, cơ sở đã thu hút nhiều học viên tham gia và thường xuyên có hàng chụclao động làm việc, đem lại thu nhập ổn định cho họ từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng” - chị Mười cho biết thêm.

Những bước đi tuy chậm mà chắc đã mang đến cho chị Mườithành công đáng kể, trong đó dấu ấn năm 2021, dự ántrồng và đan lục bình thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo quy chuẩn OCOP của chịvượt qua hơn 1500 ý tưởng, có mặt trong số 24 dự án xuất sắc toàn quốc đoạt giải Vì cộng đồng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp. Bằng những bứt phá táo bạo và đóng góp đầy ý nghĩa cho cộng đồng, chị Mười vinh dự được UBND tỉnh Hậu Giang trao tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào người khuyết tật tiêu biểu vượt khó, vươn lên thoát nghèo./.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi