Khi có một đứa con được chẩn đoán “ Tự kỷ”, “theo dõi tự kỷ”, trước hết, cha mẹ cần sớm ổn định tinh thần, không sợ hãi, không trông chờ người khác… mà cần bình tĩnh bắt đầu theo những bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu và nhập cuộc
- Hiểu về tự kỷ: tự kỷ là khuyết tật chưa có phương pháp nào chữa khỏi, nhưng có thể can thiệp để trẻ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Can thiệp là một quá trình lâu dài nên gia đình phải tham gia chứ không thể phó mặc cho nơi nào/ người nào hết.
- Sắp xếp lại cuộc sống và công việc của bản thân, mỗi ngày bố/ mẹ phải dành ra ít nhất vài giờ để thực hiện chơi, học, làm việc nhà cùng con. Có thể phân công cho các thành viên gia đình hoặc thuê thêm giáo viên, người giúp việc...
- Tìm kiếm các khóa học dành cho phụ huynh và đọc tài liệu
- Bắt đầu chơi và làm việc nhà cùng con, nếu chưa có kinh nghiệm lắm thì cứ chơi như chơi với trẻ thường, miễn sao làm con vui là được. Sau đó học được những kỹ năng từ tài liệu hoặc từ chuyên gia thì bắt đầu áp dụng dần.
Bước 2: Thực hiện can thiệp chuyên sâu và bài bản hơn
- Bố/ mẹ cần hiểu rõ về mặt mạnh mặt yếu của con mình và hướng can thiệp tốt nht cho con.
- Học và đọc để hiểu sâu dần về các phương pháp, các trường phái khác nhau trong việc trị liệu tự kỷ. Suy nghĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp trong từng giai đoạn.
- Cần lập kế hoạch can thiệp theo ngày, tuần, tháng. Trong kế hoạch phải có các mục tiêu cần đạt được và các bước, các bài tập để đạt được mục tiêu đó
- Bố/ mẹ nên tham gia các diễn đàn để trao đổi, thảo luận cũng như chọn lọc thông tin
Bước 3: Liên kết cộng đồng
- Nên tham gia các nhóm cha mẹ để chia sẻ kinh nghiệm, cùng tổ chức những hoạt động cho con như lớp kỹ năng, chương trình vui chơi, học tập, học nghề...
- Tìm hiểu và tham gia vận động nhận thức cộng đồng và vận động chính sách xã hội. Một xã hội có nhận thức đúng và nhân văn thì cuộc sống của người tự kỷ (trong đó có con mình) sẽ an toàn và hạnh phúc hơn.
Đây là danh sách những gì bố/ mẹ nên làm một cách tổng thể, toàn diện:
- Can thiệp hành vi
- Can thiệp giao tiếp - ngôn ngữ
- Can thiệp vận động, điều chỉnh rối loạn giác quan
- Can thiệp y sinh (nếu có những v n đề về sức khỏe và/hoặc nếu th y tin tưởng một trị liệu y học nào đó)
Bố/ mẹ nên làm các can thiệp trên trong các hoạt động sau:
- Chơi cùng con
- Làm cùng con: dạy con các kỹ năng tự phục vụ bản thân và làm việc nhà
- Học cùng con: từ mẫu giáo đến học nghề
- Đưa con vào môi trường hòa nhập: nhóm bạn tại nhà, các điểm công cộng, trường học, chỗ làm việc, hoạt động cộng đồng...
Chị Lê Vi Linh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Thanh Hóa
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin mới
- Gian nan công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khiếm thính - 15/08/2017 11:11
- Truyền thông nâng cao nhận thức về tình yêu, hạnh phúc gia đình NKT - 07/08/2017 09:20
- Trợ giúp NKT, TMC tiếp cận các dịch vụ y tế - 07/08/2017 09:19
- Đào tạo công nghệ thông tin và tạo việc làm cho NKT: Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ - 07/08/2017 09:11
- Tình yêu và hôn nhân của người khuyết tật - 07/08/2017 08:08
Các tin khác
- Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ tỉnh Thanh Hóa: Nhịp cầu giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng - 04/07/2017 08:18
- Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho NKT năm 2017 - 04/07/2017 07:44
- Lồng ghép hòa nhập NKT trong phòng chống thiên tai và sinh kế bền vững - 04/07/2017 07:36
- Khả năng hòa nhập của học sinh mồ côi sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội - 19/06/2017 03:32
- Quy định về phương tiện giao thông tiếp cận cho người khuyết tật - 16/05/2017 07:13