Với quyết tâm không thể sống bám hoài vào cha mẹ, Lê Văn Công một mình khăn gói từ Hà Tĩnh vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Để rồi, sau bao nỗ lực luyện tập gian khổ, anh không chỉ trở thành niềm tự hào của gia đình, của quê hương, mà còn đem lại vinh quang cho đất nước, nâng cao vị thế của NKT Việt Nam trên trường quốc tế khi liên tục giành thứ hạng cao trong các giải thể thao NKT khu vực và thế giới.
Lê Văn Công sinh ra tại Hà Tĩnh, là con thứ hai trong gia đình có 5 anh em. Khi mang thai Công, mẹ anh bị nhiễm sốt xuất huyết, để lại di chứng cho anh với hai chân bị teo tóp từ khi mới lọt lòng. Nỗi mặc cảm khiến Công chọn cách trốn biệt trong nhà không đi đâu trong suốt một khoảng thời gian dài. Nhưng ngày tháng trôi qua, nhìn ba mẹ ngày ngày vất vả lo cho đàn con, anh đã ý thức được trách nhiệm của bản thân khi bước sang tuổi hai mươi. Tự biết mình không thể làm ruộng như những người dân quê mình, nghĩ mình là con thứ hai trong gia đình, lại là đàn ông con trai, không thể cứ sống bám hoài vào cha mẹ, yếu chân thì còn tay, làm được gì thì làm, ít ra cũng sẽ thay đổi được gì cho cuộc sống của mình và gia đình. Anh Công quyết định một mình vào miền Nam học về kỹ thuật điện tử tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Anh nhớ lại “Lúc đó, hành trang của tôi chỉ có một ít tiền, bắt xe vào đến Sài Gòn, mua được ít sách vở và ổn định chỗ ở là cũng gần hết. Tôi vừa học, vừa phải xin làm chà giấy nhám ở các xưởng mộc gần trường để có tiền trang trải sinh hoạt. Ra trường, tôi háo hức lắm, nhưng đi xin việc ở chỗ nào cũng bị lắc đầu từ chối. Họ thấy tôi là người khuyết tật nên chê. Tôi dù biết năng lực của mình có khi còn làm tốt hơn nhiều người lành lặn khác, nhưng đành chịu. Khó khăn lúc này vẫn đeo bám, bất đắc dĩ, tôi phải nhận công việc đánh văn bản với khoản thù lao 200 đồng cho 2 mặt giấy và học thêm chỉnh sửa hình ảnh trên vi tính tại Câu lạc bộ Hướng nghiệp khuyết tật trẻ”.
Do mọi công việc đều làm bằng tay nên tay Công khá to, các thành viên CLB Hướng nghiệp khuyết tật trẻ thấy vậy đã giới thiệu anh sang tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe tại CLB Cử tạ thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Tân Bình. Tại đây, anh Công may mắn được thầy Nguyễn Hồng Phúc trực tiếp huấn luyện giảng dạy. Từ những ngày đầu tham gia tập luyện, anh đã rất thích và tiến bộ rất nhanh. Chỉ sau 1 năm luyện tập, Lê Văn Công đã được chọn tham dự Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc tại Hà Nội, đạt thành tích Huy chương Bạc ở hạng cân 48kg, năm 2005.
Đang trong giai đoạn thãng hoa của sự nghiệp, Lê Văn Công bất ngờ bị tai nạn, phải nghỉ tập suốt 2 năm liền, những tưởng sẽ phải nói lời chia tay với cuộc đời vận động viên. Nhưng bằng sự đam mê và quyết tâm, anh đã từng bước luyện tập phục hồi và trở lại với các giải đấu với lòng nhiệt huyết đầy mạnh mẽ. Nãm 2013, tại giải Vô địch Cử tạ người khuyết tật châu á diễn ra tại Malaysia, Lê Văn Công chính thức trở lại thi đấu với đấu trường quốc tế sau chấn thương và lập được thành tích 175 kg đạt Huy chương Vàng châu á hạng cân 49kg, phá kỷ lục châu á cũng đồng thời đạt Huy chương Bạc giải châu á mở rộng (Huy chương Vàng thuộc về vận động viên Yakubu (Negeria) đương kim vô địch thế giới hạng cân 49kg). Và cũng từ đó, một loạt thành tích tiếp theo, anh dần dần chinh phục đỉnh cao của môn Cử tạ khuyết tật.
Tại ASEAN Paragames VII Lê Vãn Công phá kỷ lục Paragames với thành tích chung cuộc ở mức tạ 176 kg, đạt Huy chương Vàng Paragames VII, phá kỷ lục châu á đồng thời san bằng thành tích kỷ lục thế giới của Yakubu. Thành tích cao nhất của anh Công là 182 kg lập tại Đại hội Thể thao châu á nãm 2015, với thành tích này, anh đã phá kỷ lục thế giới 181,5 kg do chính mình lập năm 2014.
Nói về những thành tích của mình, anh Công bộc bạch: “Tôi nghĩ, thành tích này không chỉ của riêng mình mà đã góp phần vào thành tích chung, nâng cao vị thế của người khuyết tật Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Đây cũng là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi cùng tập thể ban huấn luyện đội tuyển. Hiện nay, tôi đã có được suất chính thức tham gia Đại hội Paralympic 2016, tôi đang tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và phấn đấu có Huy chương tại Đại hội Thể thao người khuyết tật thế giới (Paralympic) tại Brazil năm 2016”.
Báu vật của anh Công là cậu con trai 5 tuổi Tuấn Anh và con gái vừa chào đời hơn 1 tháng. Tuấn Anh là fan cuồng của anh. Mỗi lần thi đấu nước ngoài, khi anh gọi điện về hỏi thăm vợ, con, lần nào “cậu nhóc” cũng dặn một câu: “Bố ơi mang Huy chương Vàng về cho con nha”. Câu nói ấy như tiếp thêm sức mạnh để anh nỗ lực cố gắng hơn nữa, giành các giải cao trong mỗi kỳ thi đấu.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cô giáo khuyết tật và hành trình “phổ cập” ngoại ngữ cho người dân đảo - 11/05/2016 04:34
- Hạnh phúc sẽ đến với những người không nản chí! - 11/05/2016 04:21
- Tìm lại niềm vui từ các hoạt động xã hội - 10/05/2016 07:40
- Nỗ lực vì sự đi lên của người khiếm thính - 10/05/2016 03:36
- “Tôi có thể làm được!” - 10/05/2016 03:32
Các tin khác
- Hãy tin tưởng và trao quyền cho người khuyết tật! - 10/05/2016 03:23
- Yêu bởi cái lý con tim - 06/05/2016 05:08
- Ông lão khuyết tật hơn 50 năm khâu giầy - 28/04/2016 06:25
- Nghị lực phi thường để thành thần đồng piano của thiếu niên không có ngón tay - 27/04/2016 09:54
- Nhạc sĩ khuyết tật gửi ‘Nụ cười hạnh phúc’ tới Vũ Duy Khánh - 27/04/2016 09:51