
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Dù đi lại khó khăn nhưng bằng lối sống lạc quan và sự nhiệt huyết với nghề, thầy giáo khuyết tật Phí Văn Quang đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò trường THPT Triệu Quang Phục (Hưng Yên). Hơn chục năm say sưa với sự nghiệp trồng người, hình ảnh người thầy khuyết tật ấy đã trở thành tấm gương ngời sáng về nghị lực và ý chí chiến thắng số phận.
Thiếu xương bánh chè bên chân phải từ khi lọt lòng mẹ, rào cản đó không đủ sức khuất phục ý chí của cậu bé khuyết tật Phí Văn Quang. Bước chân dù không được thẳng lối bởi trái yếu, chân phải teo cơ và luôn phải duỗi thẳng, nhưng bằng sự nhẫn nại, ham học của mình, 12 năm tới trường là ngần ấy năm Quang mang niềm vui về cho bố mẹ. Với kết quả học tập xuất sắc, Quang còn là một đối thủ nặng ký trong các cuộc thi học sinh giỏi toán cấp trường, cấp huyện.
Năm 1995, Quang là thí sinh khuyết tật đạt điểm cao nhân kỳ thi vào Trường THPT Văn Giang và đứng đầu danh sách học sinh đạt điểm cao nhất đỗ vào lớp tài năng của trường. Ba năm học tại đây, Quang luôn giữ vững thành tích học tập, không ngừng nỗ lực trên con đường tiếp cận tri thức.
Chiếc xe ba bánh là người bạn thân thiết của thầy giáo khuyết tật Phí Văn Quang
Nhớ lại kỳ thi Đại học năm ấy, Quang không quên kể về sự hy sinh của chị gái đã tình nguyện ở nhà 1 năm đi làm thuê, kiếm tiền phụ giúp gia đình và chờ Quang cùng dự thi Đại học. Kết quả là hai chị em cùng đỗ vào khoa Toán, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hai chị em học chung lớp, chung trường nên cuộc sống những năm sinh viên của Quang khá thuận lợi. Chị gái đã hỗ trợ, giúp đỡ Quang rất nhiều trong học tập, sinh hoạt hàng ngày khi phải sống xa gia đình. Để có thêm thu nhập, hai chị em còn nhận dạy kèm, phục vụ quán ăn vào các buổi tối. Tình cảm và sự chăm sóc của chị dành cho Quang như của “người mẹ thứ hai”.
Bao gian nan cũng đã trôi qua, Quang vinh dự cùng chị gái bước lên bục nhận tấm bằng tốt nghiệp Cử nhân Toán học năm 2003. Với tấm bằng loại ưu, khả năng tư duy toán học khá tốt, chỉ sau 1 tháng về quê tìm việc, Quang và chị gái lại cùng được nhận vào dạy hợp đồng tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám. Kết thúc một năm hợp đồng, chị gái được chuyển về công tác tại Trường THPT Triệu Quang Phục, còn Quang tiếp tục giảng dạy ở ngôi trường cũ, nuôi quyết tâm thi đỗ công chức.
Thầy Quang luôn nhiệt huyết, tận tình chỉ bảo cho học trò
Bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự miệt mài trau dồi, nâng cao trình độ, người thầy khuyết tật đã đạt được tâm nguyện khi chính thức trở thành công chức Nhà nước. Lại một lần nữa “cái duyên” đến, năm 2006, thầy Quang được phân công về phụ trách giảng dạy môn toán lớp 11 tại ngôi trường Trường THPT Triệu Quang Phục - nơi chị gái đang công tác.
Mỗi khi được hỏi về nghiệp vụ sư phạm, cách truyền tải bài giảng của bộ môn toán học khô khan, giúp cho học sinh yêu thích học toán, thầy Quang cho biết, trước mỗi ngày lên lớp đều phải thức khuya chuẩn bị bài giảng, tìm ra cách giảng, tư duy sao cho logic, dễ hiểu, dễ nhớ và pha chút hài hước nhưng lại phù hợp với khả năng tiếp thu bài của các học sinh. Bên cạnh việc biết cách truyền tải thì người thầy giáo cũng cần phải tận tình, trách nhiệm, cởi mở, tạo được sự gần gũi với học trò, thậm chí thầy Quang còn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hướng dẫn phương pháp giải các bài toán khó cho học sinh qua email, điện thoại khi các em cần. Vào những ngày nghỉ, người thầy khuyết tật lại tranh thủ dạy kèm miễn phí cho học sinh nghèo và các em học yếu. Có trình độ, năng lực tốt, cộng thêm sự đam mê với nghề, thầy Quang đã được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ dạy toán lớp 12 và phụ trách lớp mũi nhọn của trường từ năm học 2013 - 2014 đến nay. Không chỉ trao đi kiến thức, người thầy khuyết tật đầy tâm huyết với nghề còn truyền cảm hứng về nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho những lứa học sinh đang tuổi chuẩn bị bước vào đời.
Tuy đôi chân không lành lặn nhưng thầy Quang luôn hăng say tham gia các phong trào thi đua của nhà trường ở các bộ môn thể thao như cờ vua, bóng bàn, cầu lông… Với tài lẻ thổi sáo rất hay khiến bao học trò, đồng nghiệp của thầy Quang luôn mê tiếng sáo trong mỗi dịp kỷ niệm ngày nhà giáo, khai trường. Tiếng sáo ấy cũng vẫn thường vang lên trong tổ ấm đơn sơ mà hạnh phúc của người thầy khuyết tật đầy nghị lực.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Chàng trai khuyết tật truyền nghị lực cho người đồng cảnh - 16/09/2016 08:41
- Bình Phước: Người nghèo, người khuyết tật được khám, chữa bệnh miễn phí - 07/09/2016 07:03
- Những cựu chiến binh hăng say làm việc thiện - 05/09/2016 03:07
- Bác sĩ ở Sài Gòn lặn lội đi hát 'kiếm cơm' cho... bệnh nhân nghèo - 25/08/2016 03:06
- Người khuyết tật làm giàu từ dàn máy nông nghiệp - 22/08/2016 03:04
Các tin khác
- Quầy hàng miễn phí cho người nghèo - 09/08/2016 06:26
- Chuyện một thầy giáo khuyết tật mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi ở Bình Dương - 08/08/2016 04:28
- Tình người thấm đẫm ở nơi “truyền lửa” tri thức cho người khuyết tật - 08/08/2016 04:20
- Người thương binh làm giàu từ sỏi đá - 03/08/2016 03:27
- Người trăn trở với con đường hoà nhập của NKT - 15/07/2016 02:44