VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường, hai cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng (huyện Thạnh Hoá - tỉnh Long An) và Mai Quốc Vĩnh (huyện Càng Long - tỉnh Trà Vinh) trở về cuộc sống đời thường với chất chồng khó khăn đón đợi. Bằng sự nỗ lực, kiên trì, các ông đã vượt qua những khó khăn, trở ngại đó để vươn lên không những thoát nghèo, trở thành những hộ kinh doanh giỏi, mà còn giúp đỡ người đồng cảnh tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định.
Sẻ chia khó khăn là niềm vui sống
Đó là cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng. Từ năm 1963 đến 1974, người thanh niên Nguyễn Văn Thắng đã xung phong tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau nhiều năm cống hiến sức trẻ nơi chiến trường khốc liệt, bảo vệ nền độc lập, thống nhất nước nhà, anh trở về quê hương mang trên mình thương tật hạng 1/4, với một bên mắt bị hỏng. Sức khỏe yếu bởi vết thương chiến tranh để lại, khả năng nhìn cũng kém đi rất nhiều, thế nhưng không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, ông Thắng đã mày mò làm đủ mọi nghề. Lam lũ, tảo tần, bao mồ hôi, công sức đổ xuống ruộng vườn, cuộc sống của gia đình ông vẫn thiếu trước hụt sau.
Nuôi khát vọng vươn lên, vượt khó bằng nghị lực, tinh thần thép của một người lính bộ đội Cụ Hồ, năm 1994, ông Thắng quyết tâm đi khai hoang vùng Đồng Tháp Mười. Luôn nỗ lực, tìm hiểu các hình thức tăng gia sản xuất, ông đã tận dụng thời gian nông nhàn chăn nuôi thêm cá lóc vào mùa nước lũ và gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Thắng
Ông chia sẻ: “Từ hai bàn tay trắng, hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ nghèo, đến nay cuộc sống gia đình tôi đã ổn định, có mức thu nhập khá hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân hộ gia đình trong toàn xã. Hiện tôi đã mua thêm được 1 ha đất, nâng diện tích đất của gia đình lên 3ha”.
Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông còn nhiệt tình tham gia Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã. Ông Thắng tâm niệm, phải sống sao cho dân mến - tin yêu, từ đó, trong ông tự ý thức, phấn đấu vươn lên trong lao động, rèn luyện đạo đức cách mạng, đồng thời luôn giáo dục, động viên con cháu tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, khuyến học.
Thể hiện bằng hành động thực tiễn, ông đã tích cực vận động hội viên và nhân dân cùng đóng góp xây dựng 3 nhà tình thương, 2 nhà tình nghĩa, xây dựng 5 km lộ giao thông nông thôn, sửa chữa 3 cây cầu nông thôn với tổng trị giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Riêng cá nhân ông, hàng năm vận động xây thêm 2 cây cầu mới và kêu gọi người dân trong xã góp sức, góp tiền rải đá xanh cho quãng đường giao thông nông thôn dài hơn 3 cây số, xây dựng đường nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với tổng trị giá gần 400 triệu đồng.
Trong tâm khảm người cựu chiến binh ấy luôn đau đáu niềm mong mỏi có thể hỗ trợ, giúp đỡ, sẻ chia nhiều hơn với những mảnh đời khó khăn, những con em đồng đội. Ông còn vận động người thân, bà con lối xóm, cũng như các mạnh thường quân mà ông quen biết cùng chung sức, giúp đỡ, mang lại cơ hội học nghề, được làm việc, có thu nhập ổn định, tự tin hoà nhập cộng đồng cho những người khuyết tật nghèo, con em các gia đình đồng đội và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Với sự cố gắng trong lao động, hăng say phát triển kinh tế trong nhiều năm qua, cựu binh Nguyễn Văn Thắng đã được tôn vinh là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình văn hóa, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhận nhiều Bằng khen, giấy khen, Huân, Huy chương. Nhưng với ông, phần thưởng lớn lao, để lại trong ông nhiều kỷ niệm khó phai đó chính là cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với những tấm gương điển hình tiên tiến và được đón nhận tấm Bằng khen do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam trao tặng tại Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V, tại Hà Nội vào tháng 4 vừa qua.
Giúp người đồng cảnh lập nghiệp
Từng tham gia quân đội năm 1968, đóng quân tại đội phòng thủ tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh, Mai Quốc Vĩnh đã bị thương 2 lần vào năm 1971 và 1973, trong những trận chiến cam go, khốc liệt và trở thành thương binh hạng 2/4.
Mang thương tật nặng, dù rằng ông đã xin được tiếp tục tham gia chiến đấu nhưng đến năm 1978, vì sức khoẻ yếu đi nhiều nên được ra quân sớm. Trở về quê nhà, người cựu chiến binh ấy không chịu ngơi nghỉ, ông tiếp tục tham gia các phong trào của địa phương. Bằng tinh thần trách nhiệm của một người lính, một người cán bộ, năm 1994, ông Vĩnh đã được tín nhiệm bầu làm đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã các khoá VII, VIII, IX, X. Giờ đây, tuy không còn công tác, ông vẫn được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách là Bí thư Chi bộ và Trưởng Ban Mặt trận ấp Trà Giật (xã Đại Phước).
Ông Mai Quốc Vĩnh
Không chỉ là người cán bộ gương mẫu, đến khi được ngơi nghỉ, ông không muốn lãng phí thời gian, cố gắng mày mò, học hỏi những kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả cao như nuôi heo, gà, ếch, lươn.
Năm 2013, sau khi được tham gia khoá học chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng vào chăn nuôi do Uỷ ban Nhân dân xã và phòng nông nghiệp huyện tổ chức, ông Vĩnh đã tận dụng thời cơ, nắm bắt được một số kiến thức cơ bản, cũng như cách chọn, nhân giống, phòng dịch... Nắm chắc kiến thức chăn nuôi cũng như có thêm đồng vốn sau một thời gian chăn nuôi nhỏ, người cựu binh ấy đã mạnh dạn đầu tư con giống, mở rộng mô hình chăn nuôi hàng nghìn con gà, mang lại lợi nhuận gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Bên cạnh chăn nuôi, ông Vĩnh còn dành nguồn kinh phí đầu tư trồng lúa trên 17 công đất ruộng và trồng chuối, thơm xen canh, trồng dừa chuyên canh để tăng thu nhập. Với sự hăng say phát triển kinh tế, hay lam hay làm, ông đã gây dựng được một cơ ngơi khang trang, rộng rãi, tạo điều kiện cho 4 người con ăn được ăn học tới nơi tới chốn, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
Không giấu nghề, bằng tinh thần nhiệt huyết của một người lính và khả năng của mình, ông Vĩnh đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn, phổ biến cách chăn nuôi, trồng trọt cho bà con nông dân trong xã. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ vốn không tính lãi, tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật nghèo. Nhờ có sự giúp đỡ của ông mà nhiều người khuyết tật đã lấy lại được sự tự tin, cải thiện kinh tế gia đình bằng chính khả năng và khối óc của họ.
Có được cuộc sống ổn định như hôm nay, ông Vĩnh không quên sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh Hội Trà Vinh, trong đó có sự hỗ trợ và sẻ chia của gia đình. Người thương binh ấy mong mỏi cơ hội được đi tham quan, học hỏi, tiếp thu thêm kiến thức chăn nuôi mới để vận dụng và phổ biến cho người nông dân, cũng như những người đồng cảnh có cơ hội phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Người chuyên lo chuyện bao đồng nổi tiếng Quảng Trị - 28/09/2016 10:27
- Chàng trai đi gom tiền lẻ giúp hàng trăm mảnh đời bất hạnh - 28/09/2016 03:00
- Hiệp sĩ rong ruổi khắp nơi dạy trẻ kỹ năng chống xâm hại tình dục - 28/09/2016 02:53
- Chàng trai khuyết tật truyền nghị lực cho người đồng cảnh - 16/09/2016 08:41
- Bình Phước: Người nghèo, người khuyết tật được khám, chữa bệnh miễn phí - 07/09/2016 07:03
Các tin khác
- Bác sĩ ở Sài Gòn lặn lội đi hát 'kiếm cơm' cho... bệnh nhân nghèo - 25/08/2016 03:06
- Người khuyết tật làm giàu từ dàn máy nông nghiệp - 22/08/2016 03:04
- Người thầy khuyết tật truyền cảm hứng về nghị lực cho học trò - 12/08/2016 09:06
- Quầy hàng miễn phí cho người nghèo - 09/08/2016 06:26
- Chuyện một thầy giáo khuyết tật mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi ở Bình Dương - 08/08/2016 04:28