
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Bằng nghị lực và niềm tin vào tương lai, anh đã vượt lên số phận, xây dựng cuộc sống tốt đẹp khiến nhiều người phải khâm phục…
Không đầu hàng số phận…
Trò chuyện với Lê Văn Trung, chúng tôi cảm thấy anh thật gần gũi, thân thiện. Ngay từ khi chào đời, Trung đã chịu nhiều thiệt thòi khi chân trái bị khuyết tật bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam/dioxin từ ba anh. Ba anh từng tham gia hoạt động dân quân du kích, còn mẹ là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, sức khỏe yếu, con đường đến trường lại gặp nhiều khó khăn nên học hết lớp 6, Trung nghỉ học.
Trung cũng không nhớ rõ từ bao giờ và vì sao, ước mơ sẽ lái được xe ô tô chở vật liệu xây dựng lại xuất hiện và ngày càng cháy bỏng. Sau nhiều lần quan sát thấy xe ô tô lên đồi chở đất, anh đến đề đạt nguyện vọng với tài xế cho anh được ngồi thử vào sau tay lái. Anh tài xế nhìn Trung đăm đăm, nhưng không hiểu sao đã đồng ý, thậm chí còn hướng dẫn Trung tự đi một đoạn trên bãi đất trống chăn thả trâu bò.
Chuyện đó lan truyền ra, nhiều người trách anh tài xế liều, vì hành động nhân ái đó có thể mang lại tai họa cho cả hai, nhưng cũng có người đánh giá cao hành động ấy, âu cũng là để thỏa một ước mơ. Ít lâu sau, Trung còn có câu chuyện khác làm làng quê bình yên này xôn xao mấy hôm liền. Bữa đó, Trung đang hái bưởi ở vườn, chợt nghe tiếng xe máy cày nổ khục khặc ngoài đường, rú lên rồi tắt lịm, rồi lại rú lên, nhưng không chạy được.
Trung liền gọi với ra: “Xe của anh bị hư, tôi có thể sửa cho”. Người lái máy cày cũng bất ngờ, nhưng vẫn để Trung sửa xem có được không. Chưa qua một trường lớp đào tạo nghề sửa xe, cũng chẳng biết Trung tự mày mò học được ở đâu, nhưng hí hoáy một hồi, Trung đã nổ máy và điều khiển chiếc máy cày chạy ngon lành.
Nhớ lại chuyện này, Trung chia sẻ kiến thức thu lượm được của anh chính là qua các chương trình vô tuyến, sách báo rồi trực tiếp nhất là quan sát người khác làm, sau đó về nhà tự mày mò lôi những đồ cũ hỏng ra lắp ráp, sửa chữa lại, không ngờ đến lúc gặp việc thật, liều thử thì lại thành công và thấy cũng đơn giản. Có lẽ, ông trời cũng có chút công bằng, lấy đi nhiều thứ quý giá của Trung, nhưng cũng để lại cho anh nhiều tài năng đặc biệt mà chính bản thân anh cũng không hề hay biết, phải tự khám phá và đánh thức những bản năng đặc biệt đó.
Hiện thực hóa giấc mơ
Với quyết tâm thay đổi cuộc sống gia đình, Trung bàn bạc với gia đình cầm cố đất cha ông để lại, vay mượn được một số vốn kha khá, đầu tư mua xe công nông, máy xay xát lúa và máy cày ruộng để phục vụ nhu cầu bà con làng xóm. Từ đó, Trung bắt đầu làm việc cật lực bằng tinh thần, trách nhiệm cao và tạo dựng uy tín trong lòng người dân địa phương. Chăm chỉ làm ăn, chỉ vài năm sau, khoản vay ngân hàng tưởng khổng lồ ấy đã được Trung trả hết. Năm 2007, anh tiếp tục vay thêm 300 triệu đồng, cộng với số tiền tích cóp được để mua máy xúc, máy ủi, máy cày đất, xe ô tô để vận chuyển máy xúc.
Để điều khiển máy móc thuận lợi, Trung đã có nhiều sáng kiến, chế tạo ra nhiều dụng cụ mới để khắc phục những yếu điểm của sức khỏe, nhất là với cái chân trái không lành lặn. Đến hôm nay, dàn máy móc nông nghiệp của anh không chỉ hoạt động hiệu quả ở Quảng Trị, mà còn vươn ra xa nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và sang tận nước bạn Lào. Những khách hàng từ người nông dân đến các công ty, doanh nghiệp đều đánh giá cao về tinh thần, thái độ và hiệu quả công việc của Trung. Hiện nay, thu nhập bình quân hàng năm của Trung đạt từ 200 - 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 2 - 3 lao động địa phương.
Không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, Trung còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương và có nhiều đóng góp tích cực như tự nguyện đem máy móc sửa chữa đường giao thông nông thôn với giá trị khoảng 45 triệu đồng, tích cực ủng hộ vật chất và tinh thần cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào khuyến học, khuyến tài… Bên cạnh đó, anh còn được biết đến là một VĐV tiêu biểu trên “đường đua xanh” tại Hội thi thể thao Người khuyết tật tỉnh năm 2005 và 2007, xuất sắc giành được 2 HCV, 3 HCB, 5 HCĐ.
Với những nỗ lực vượt lên trong cuộc sống và những đóng góp cho xã hội, anh vinh dự được Bộ LĐ-TB&XH, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị và các cơ quan, đơn vị tặng bằng khen, giấy khen và nhiều danh hiệu cao quý. Ước mơ trong thời gian tới của anh Trung là sẽ thành lập doanh nghiệp để phát triển kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt là sẽ làm công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật, người nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Nguồn: Báo giáo dục thời đại
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hiệp sĩ rong ruổi khắp nơi dạy trẻ kỹ năng chống xâm hại tình dục - 28/09/2016 02:53
- Chàng trai khuyết tật truyền nghị lực cho người đồng cảnh - 16/09/2016 08:41
- Bình Phước: Người nghèo, người khuyết tật được khám, chữa bệnh miễn phí - 07/09/2016 07:03
- Những cựu chiến binh hăng say làm việc thiện - 05/09/2016 03:07
- Bác sĩ ở Sài Gòn lặn lội đi hát 'kiếm cơm' cho... bệnh nhân nghèo - 25/08/2016 03:06
Các tin khác
- Người thầy khuyết tật truyền cảm hứng về nghị lực cho học trò - 12/08/2016 09:06
- Quầy hàng miễn phí cho người nghèo - 09/08/2016 06:26
- Chuyện một thầy giáo khuyết tật mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi ở Bình Dương - 08/08/2016 04:28
- Tình người thấm đẫm ở nơi “truyền lửa” tri thức cho người khuyết tật - 08/08/2016 04:20
- Người thương binh làm giàu từ sỏi đá - 03/08/2016 03:27