
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Đến tổ 8 phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (Hà Nội), hỏi ông Lê Thái Sơn dạy sáo thì ai cũng biết. Từ căn nhà nhỏ bé của ông Sơn, hàng ngày vang lên tiếng sáo tiêu, sáo Mèo trong lớp học miễn phí.
Thầy giáo Thái Sơn và cây sáo.
Thời trẻ, ông Sơn đã có nhiều năm tháng lăn lộn ở núi rừng Tây Bắc. Tốt nghiệp trường lý luận nghiệp vụ Bộ Văn hóa năm 1970, ông có nhiều dịp tiếp xúc với các hoạt động văn hóa quần chúng và hình thành một tình yêu đặc biệt đối với các loại nhạc cụ từ tre nứa như sáo, tiêu… Hơn 40 năm nghiên cứu về âm nhạc, ông đã có nhiều thành công đối với tiếng sáo Mèo, sáo tiêu, sao ngang…
Nhiều học trò sau khi học lớp của ông Sơn đã thi vào nhạc viện, nhà hát và trở thành các nghệ sĩ chuyên nghiệp… Ví dụ như giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Bùi Công Thơm từng đoạt giải Nhì trong cuộc thi độc tấu sáo toàn quốc năm 2008, Nguyễn Xuân Trung – diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nguyễn Thị Trang – giảng viên khoa Sáo trúc Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội...
Nhiều em tuy không vào các trường chuyên nghiệp nhưng vẫn dành cho sáo một tình yêu lớn. Có cả một học sinh là sinh viên Trường ĐH Kiến trúc, khi làm đề án tốt nghiệp đã thiết kế một tòa nhà khổng lồ theo mô hình cây sáo để tỏ lòng tri ân ông. Thầy giáo Sơn thỉnh thoảng được mời biểu diễn ở các lễ hội lớn như: Fetival hoa Đà Lạt, Fetival Huế, Gala ASIAN... Ông cũng được Bộ VHTTDL tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Người dân trong tổ dân phố luôn cảm phục lòng say mê âm nhạc và sự tận tụy dành cho thế hệ trẻ của nghệ sĩ Lê Thái Sơn. Ông Nguyễn Tiến Dự - Tổ trưởng tổ dân phố 8, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông cho biết: “Chúng tôi rất quý trọng và cảm phục thầy Sơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay, cuộc sống của gia đình chưa phải là đủ đầy, song ông vẫn miệt mài sáng tác âm nhạc và truyền dạy cho những người yêu thích nhạc cụ dân tộc, với mong muốn sẽ có nhiều người biết đến những giá trị của nhạc cụ dân tộc”.
Tin mới
Các tin khác
- Độc đáo mành tre đan “Made in Huế” của người khiếm thị - 18/05/2015 06:25
- Tình người bên gốc thông già - 15/05/2015 07:11
- “Hoạ sĩ” tật nguyền vươn mình trên chiếc xe lăn - 15/05/2015 07:00
- Lớp học tình thương của ông giáo 83 tuổi - 13/05/2015 09:40
- Người thợ khuyết tật giúp người đồng cảnh thực hiện ước mơ - 08/05/2015 09:17