Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Để tìm hiểu về bí quyết này, với sự "chỉ đường" của cán bộ Hội Người mù Thừa Thiên - Huế, PV Người đưa tin đã tìm về thôn Bao La (xã Quảng Phú) và thị trấn Sịa (Quảng Điền), nơi có gần 300 lao động đang khẩn trương gấp rút hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp chuẩn bị xuất hàng.
Trước mắt chúng tôi lúc này là không khí làm việc tất bật, khẩn trương của những người khiếm thị, ai cũng cực kỳ tỉ mỉ và chu đáo với công việc của mình để đảm bảo hàng hóa xuất ngoại với thương hiệu “Made in Huế” luôn được hoàn hảo.
Ông Lê Phước Đăng - Tổ trưởng tổ sản xuất lồng mành tre đan xuất khẩu - cho biết: “Dù đôi mắt không nhìn thấy nhưng nhiều người khiếm thị của tổ sản xuất này đã được “lộc trời” ban tặng cho đôi tay khéo léo.
Họ luôn chăm chỉ, cần cù chịu khó lao động để tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Một người mới vào nghề vừa học, vừa làm cũng làm được khoảng 6 sản phẩm/ngày, khi đã thuần thục, có thể làm được 25 - 30 sản phẩm mỗi ngày.
Nếu một tháng làm chăm chỉ đan được hơn 700 cái mành tre, trừ mọi chi phí ăn ở đi lại họ có có thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/người”.
Nhiều người khiếm thị có việc làm ổn định từ việc đan lồng mành tre của Hội người mù Thừa Thiên - Huế
Bà Lê Thị Kiều Oanh (55 tuổi), trú tại thị trấn Sịa, là một trong những lao động có mức thu nhập khá ổn định từ nghề xuất khẩu đan lồng mành tre chia sẻ:
“Tôi bị mù bẩm sinh, trong khi đang loay hoay chưa biết làm việc gì phụ chồng kiếm kế sinh nhai để nuôi con cái, thì tình cờ được Hội Người mù tỉnh vận động đan lồng tre để xuất khẩu ra nước ngoài.
Với việc làm này, bản thân và gia đình tôi có thêm thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Đặc biệt, tôi rất tự hào về sản phẩm đan lồng tre của những người khiếm thị làm ra được xuất ngoại một cách hiệu quả và có thương hiệu “Made in Huế” sang tận đất Pháp” - Bà Oanh phấn khởi chia sẻ.
Kho thành phẩm chờ để xuất khẩu sang Pháp
Ông Lê Văn Lộc - Chủ tịch Hội Người mù Thừa Thiên - Huế cho biết: “Hơn 10 năm về trước, ông Eric Vitali - Giám đốc Công ty ươm giống cây trồng Lâm nghiệp - Pháp trong một lần đến Huế đã đặt vấn đề với Hội Người mù về hợp tác sản xuất lồng bằng tre để bảo vệ cây trồng và chống động vật phá hoại.
Trước đó, công ty này từng là đối tác làm ăn tại Trung Quốc nhưng không mang lại hiệu quả cao nên ông Eric Vitali sang Việt Nam tìm hiểu và có duyên đến với Hội người mù Thừa Thiên - Huế để hợp tác” .
Sản phẩm thủ công “Made in Huế” được đóng lên xe container để vận chuyển đi trong sự vui mừng của những người khiếm thị
Ông Lộc nhấn mạnh, một container lồng tre xuất khẩu nếu trừ các chi phí sẽ có lãi trên 50 triệu đồng. Với số tiền này, hẳn không phải người có đôi mắt sáng nào cũng làm được.
Song với người khiếm thịm số tiền ấy là không hề nhỏ, nên buộc mỗi lao động phải cần mẫn, chịu khó rèn luyện kỹ năng, thao tác và luôn tìm tòi học hỏi để sáng tạo ra những sản phẩm đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường , đặc biệt là với công ty đang hợp tác.
Sản phẩm các lồng tre đan được ghép từ 4 tấm mành đan hình vuông, mỗi cạnh có kích thước 50cm, sau khi thành sản phẩm phải qua khâu kiểm định chất lượng rất chặt chẽ, từ khâu chọn nguyên liệu, xử lý hóa chất và đóng gói.
Đặc biệt, mành tre được làm bằng nguyên liệu tre tươi, phơi nắng, sau đó được xử lý bằng hóa chất chống mối mọt (đạt chuẩn quốc tế - PV) rồi sấy khô và đóng gói.
Ông Lê Văn Lộc - Chủ tịch Hội Người mù Thừa Thiên - Huế chia sẻ về nghề đan lồng tre truyền thống
Mới đây, sau gần 15 năm hợp tác làm ăn ông Evic Vitali - Giám đốc Công ty Vitali - EcoProtect Plant - đã nhận xét nhân chuyến đến thăm nơi sản xuất:
“Tôi rất hài lòng và bất ngờ trước chất lượng sản phẩm do người mù của Việt Nam mà trong đó là người khiếm thị Thừa Thiên - Huế làm ra. Mặt hàng các bạn làm ra có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, các khâu sản xuất đều đúng quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chúng tôi đang mở rộng việc ươm giống sang thị trường các nước châu Âu và chắc chắn các bạn sẽ là người đồng hành cùng với chúng tôi trong thời gian tới”.
Đạt được bí quyết ấy, ông Lê Văn Lộc bộc bạch thêm: “Với phương châm chú trọng chất lượng, đảm bảo chữ tín và chúng tôi đã xây dựng được thương hiệu để khẳng định được vị trí của mình.
Mỗi năm, Công ty Ươm giống cây trồng Lâm nghiệp Pháp đã có đơn đặt hàng xấp xỉ 50 nghìn sản phẩm. Sau 17 container, doanh thu từ mặt hàng lồng mành tre cũng vào khoảng 2,5 tỷ đồng.
Đồng thời, đã giải quyết được việc làm cho trên 5.300 lượt người khiếm thị và bà con “nghệ nhân” đan lồng tre truyền thống Huế, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống để xây dựng hạnh phúc gia đình”.
Nguồn: nguoiduatin.vn
Tin mới
- Đường đời của Giám đốc ngồi xe lăn từng 2 lần tìm đến cái chết - 05/06/2015 04:27
- Giúp người đồng cảnh lập nghiệp - 03/06/2015 05:14
- Bay lên từ vực thẳm - 27/05/2015 02:25
- 17 năm dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh nghèo - 18/05/2015 06:32
- Thầy giáo già và lớp dạy sáo miễn phí cho thiếu nhi - 18/05/2015 06:29