Thứ ba, 20 Tháng 3 2018 13:59

Với số lượng các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng, yêu cầu có chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội của khu vực này trở nên cần thiết để hơn bao giờ hết.

 

p/Lễ ra mắt Liên minh trách nhiệm xã hội trong lao động ngành điện tử

Lễ ra mắt Liên minh trách nhiệm xã hội trong lao động ngành điện tử

 

Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, xã hội ngày càng có cái nhìn khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.

 

Đòi hỏi trách nhiệm xã hội ngày càng khắt khe

 

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ bảo đảm sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động...

 

Nội dung chính của trách nhiệm xã hội (CSR) được cụ thể bởi 4 nhiệm vụ sau: Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; Trách nhiệm về bảo vệ môi trường; Trách nhiệm với người lao động và Trách nhiệm chung với cộng đồng.

 

Tại Lễ thành lập Liên minh Trách nhiệm xã hội trong lao động ngành điện tử Việt Nam, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cho rằng, “Thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động ngành Điện tử sẽ không chỉ tạo đà để ngành Điện tử Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp cho người lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm, chế độ làm việc được cải thiện và được thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi của mình”.

 

CSR tác động đến mục tiêu phát triển của quốc gia, tác động đến uy tín doanh nghiệp và ảnh hưởng đến năng lực hoạt động kinh doanh nói chung. Vì vậy, thực hành TNXH có hiệu quả nhằm: Giảm rủi ro danh tiếng, hình thành nên phương thức thực hành kinh doanh cốt lõi, có tính chất bền vững và chuyên nghiệp.

 

Doanh nghiệp sẽ được lợi từ trách nhiệm xã hội

 

Thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ không thua thiệt, mà thường đạt được những lợi ích đáng kể, bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Vòng xoáy phát triển tăng trưởng được hình thành đối với những doanh nghiệp này.

 

CSR ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay rõ ràng là không còn xa lạ. Mặc dù trong thực tế, không phải bất cứ doanh nghiệp, doanh nhân nào, dù ở những nền kinh tế phát triển nhất, như Mỹ, Nhật Bản, Đức,… cũng đều có thể thực hiện tốt CSR mọi lúc, mọi nơi.

 

Theo các chuyên gia, giải pháp cho của các doanh nghiệp điện tử thực hiện CSR ở Việt Nam đầu tiên là cần thay đổi nhận thức về việc thực hiện CSR, đặc biệt là đối với đội ngũ các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Việc thực hiện CSR không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh doanh mà nó sẽ giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.

 

Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện CSR theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết tức thì của phần lớn các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bởi sự hạn chế của nhận thức, của các yếu tố nguồn lực, trong đ ó có nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc thực hiện CSR.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi