Một trong những mục tiêu của Đề án Trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020 là đến năm 2020 cả nước có 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, giảm thiểu các rào cản khó khăn cho học sinh khuyết tật.
Học sinh khiếm thị được hướng dẫn tiếp cận máy tính tra cứu tài liệu
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã góp phần hỗ trợ người khuyết tật có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế xã hội – trong đó có giáo dục. Các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hỗ trợ công nghệ nói riêng ngày càng được cải tiến, đa dạng, phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng nhóm dạng tật và từng học sinh khuyết tật, hỗ trợ các em tiếp cận việc học tập một cách dễ dàng hơn so với phương pháp truyền thống.
Tính năng hỗ trợ tạo phụ đề giúp người khiếm thính dễ dàng trải nghiệm video phát trực tiếp trên sản phẩm của một hãng công nghệ.
ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người khuyết tật ở mức độ nào phụ thuộc vào khả năng truy cập máy tính, khả năng tham gia và môi trường học tập của người đó. Tùy theo từng dạng tật, sẽ có những thiết bị, ứng dụng phù hợp để đảm bảo độ thích ứng và hiệu quả trong quá trình tiếp cận và học tập.
Đối với học sinh khuyết tật thể chất và khuyết tật vận động:
Dựa trên mức độ, tình trạng khuyết tật để lựa chọn sử dụng bàn phím hay chuột khi sử dụng máy tính. So với việc sử dụng chuột thì máy tính bảng thường dễ dàng kiểm soát hơn, khi đó trỏ chuột được điều khiển bằng cử động của đầu và được di chuyển bằng cách sử dụng công nghệ hồng ngoại hoặc sóng siêu âm. Hoặc chuột có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng các phím trên bàn phím số hoăc bàn phím trên màn hình. Nếu sử dụng bàn phím thì cũng được điều chỉnh phần mềm cho phép thay đổi tương tác về thời gian, tốc độ đáp ứng để phù hợp hơn với thao tác của người khuyết tật. Hiện nay, bàn phím chuyên dụng đã được phát triển đề phù hợp với nhu cầu đa dạng của từng cá nhân, có thể lập trình cho phép tùy chỉnh về cách bố trí kích thước, vị trí các phím…
Đối với học sinh khiếm thị:
Người mù và người nhìn kém có thể sử dụng rất nhiều phương tiện hỗ trợ như máy tính và các thiết bị điện tử như điều chỉnh hình ảnh hiện thị trên màn hình máy tính; màn hình phóng đại. Đặc biệt việc xuất hiện của các phần mềm đọc màn hình như JAWS, NVDA, Windows Eyes thay thế màn hình hiển thị truyền thống đã giúp người khiếm thị, người nhìn kém có thể đọc những chữ, văn bản hiển thị trên màn hình máy tính; dịch các văn bản chữ nổi Braille. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp cho hệ thống chữ nổi Braille có thể được in ra bằng loại máy in chuyên biệt khi kết nối với máy tính.
Đối với học sinh khiếm thính:
Các vấn đề gặp phải của người khiếm thính khi sử dụng máy tính để truy cập nội dung điện tử chủ yếu liên quan đến âm thanh. Thiết bị chủ yếu được sử dụng với người khiếm thính là máy trợ thính và điều chỉnh từ định dạng âm thanh sang chữ viết trong các tài liệu. Các tài liệu bằng âm thanh cần phải được được điều chỉnh bằng phụ đề hoặc ngôn ngữ kí hiệu. Phụ đề phải được thể hiện song song với nội dung hình ảnh, tuy nhiên phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ và việc hiểu cấu trúc ngữ pháp của người khiếm thính.
Đối với học sinh khuyết tật phát triển:
ứng dụng công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ về kỹ năng viết; kích thích và khuyến khích sự tương tác; kích thích giác quan đối với học sinh khuyết tật phát triển. Qua đó góp phần cải thiện mức độ chú ý và phát huy khả năng học tập cao hơn đồng thời giúp các em phát triển một số kỹ năng tương tác máy tính.
Em Nguyễn Đức Thuận, một học sinh giỏi của Trường THCS Đại Xuân (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) sử dụng máy tính để ghi chép bài giảng do tình trạng khuyết tật khiến em cầm bút khó khăn (ảnh: Zing.vn)
***
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp nâng cao khả năng độc lập của học sinh khuyết tật trong tiếp cận giáo dục, trao đổi thông tin, dễ dàng hơn trong giao tiếp. Qua đó, góp phần kích thích tính tự chủ, gợi mở và phát huy tiềm năng của học sinh khuyết tật, giúp các em đạt được những thành tích mà rất khó khăn để đạt được nếu học theo phương pháp truyền thống. Với những ưu điểm đó, công nghệ thông tin đang và sẽ góp phần tích cực từng bước xóa nhòa ranh giới giữa khuyết tật và không khuyết tật, giúp học sinh khuyết tật có thể tiếp cận việc học tập một cách bình đẳng hơn.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin mới
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục học sinh khuyết tật - 03/11/2017 06:54
- Nghề công tác xã hội với người khiếm thị - 02/11/2017 07:59
- Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam: Đổi tên Hội - Từ nhận thức đến tư duy, hành động - 20/10/2017 06:39
- 7 loại hình trợ giúp xã hội được nhà nước khuyến khích thành lập - 21/09/2017 07:55
- Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững - 21/09/2017 03:00
Các tin khác
- Một số vấn đề cần quan tâm trong giáo dục cho NKT - 01/09/2017 03:35
- Những vấn đề còn bất cập trong việc thực hiện Luật nuôi con nuôi - 01/09/2017 03:17
- Gian nan công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khiếm thính - 15/08/2017 11:11
- Truyền thông nâng cao nhận thức về tình yêu, hạnh phúc gia đình NKT - 07/08/2017 09:20
- Trợ giúp NKT, TMC tiếp cận các dịch vụ y tế - 07/08/2017 09:19