Kể từ khi Luật Người khuyết tật ra đời, cùng với nhiều văn bản chính sách của Nhà nước liên quan đến NKT được ban hành, người khuyết tật đã ngày càng được xã hội quan tâm và hỗ trợ hòa nhập cuộc sống. Các bộ, ngành hữu quan đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm kịp thời hỗ trợ NKT tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có vấn đề tiếp cận giao thông - yếu tố quyết định thúc đẩy sự hòa nhập của NKT. Ngành Giao thông vận tải đã xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn thiện với các chính sách ưu tiên cho NKT, các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực của ngành để phát triển giao thông không tách rời với NKT.
Thực trạng triển khai giao thông tiếp cận của ngành giao thông vận tải
Nhằm triển khai thực hiện các chính sách về NKT theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật, Luật Người khuyết tật và Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020; tháng 3/2016, Bộ Giao thông - Vận tải đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động hỗ trợ NKT tham gia giao thông giai đoạn 2016 -2020 nhằm thực hiện các mục tiêu trợ giúp NKT tiếp cận và tham gia giao thông. Bộ cũng đẩy mạnh việc triển khai Kế hoạch thông qua các chính sách tuyên truyền, thí điểm lắp đặt thiết bị hỗ trợ NKT trên xe buýt, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng đặc biệt đối với xe buýt.
Xe buýt tại TP. Hồ Chí Minh có sàn lên xuống cho người khuyết tật
Trong lĩnh vực đường bộ, các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé cho NKT khi tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng miễn vé xe buýt cho người NKT nặng và đặc biệt nặng; các tỉnh, thành còn lại đã và đang xây dựng các chính sách cụ thể để miễn, giảm giá vé cho NKT khi tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 13/2015/QĐ-TTg. Các địa phương vẫn duy trì tốt các tuyến vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng sàn thấp và cầu nâng phục vụ NKT.
Trong lĩnh vực đường sắt, theo số liệu của ngành Giao thông vận tải năm 2016, có 2.969 NKT được giảm giá vé khi đi tàu hỏa với tổng tiền được giảm là 310.477.000 đồng. Tại các ga có đông hành khách như Ga Hà Nội, Ga Sài Gòn, Ga Nha Trang… đều bố trí của vé ưu tiên phục vụ NKT. Hành khách là NKT khi lên xuống tàu đều được nhân viên nhà ga trợ giúp sắp xếp hành lý, chỗ ngồi thuận tiện.
Trong lĩnh vực hàng không, tất cả các hãng hàng không thực hiện giảm giá vé 15% cho NKT. Tổng số NKT được phục vụ là 65.754 người. Tổng Công ty hành không Việt Nam đã trang bị bổ sung thêm 20 xe phục vụ NKT.
Ngành GTVT quan tâm đến quy định ưu tiên cho NKT trong việc bố trí chỗ ngồi khi làm thủ tục tại sân bay, miễn phí các dịch vụ liên quan đến xe lăn hay hỗ trợ người khiếm thính tại sân bay. Bộ còn ban hành Thông tư trong đó quy định việc vận chuyển hành khách đặc biệt, bố trí hỗ trợ, miễn phí cước vận chuyển công cụ hỗ trợ là tài sản của khách…
Nhân viên phục vụ tại sân bay hỗ trợ hành khách khuyết tật lên xe buýt
Có thể nói, những năm qua, ngành Giao thông vận tải đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy thực hiện tiếp cận giao thông cho NKT, thể hiện qua việc tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp ban hành nhiều chính sách hỗ trợ NKT tham gia giao thông; tăng cường công tác cải tạo kết c u hạ tầng, đầu tư phương tiện có hỗ trợ NKT… Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần được tiếp tục quan tâm, giải quyết. Đó là:
Giao thông tiếp cận tại nhà ga đường sắt, cảng thủy nội địa còn một số cảng, bến chưa đáp ứng NKT tiếp cận và sử dụng. Theo số liệu điều tra, khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải tháng 6/2016 thì tại một số nhà ga, cảng thủy nội địa chưa thiết kế hỗ trợ NKT như: xe lăn không thể độc lập tiếp cận lên tàu do không có đường dẫn; người khiếm thị hoàn toàn không có đường dẫn hướng; ke ga so với sàn tàu vẫn còn quá cao (khoảng 50 – 60cm); cảng thủy khu vực ghế ngồi chờ, đường ra phương tiện đều không đáp ứng cho NKT tiếp cận…
Thủ tục hành chính vẫn cần cải tiến để tăng cường hỗ trợ NKT. Bên cạnh việc NKT đã được ưu tiên về xếp hàng làm thủ tục tại cảng hàng không; có cửa vé ưu tiên, được hỗ trợ lên xuống tại các ga tàu thì vẫn còn một số khó khăn như: người khuyết tật đi xe lăn phải ký giấy cam kết miễn trừ trách nhiệm khi đi máy bay, NKT nặng và đặc biệt nặng xuống ga tàu chưa được nhân viên hỗ trợ vận chuyển hành lý mà phải thuê dịch vụ vận chuyển ra ngoài…
Công tác tập huấn kỹ năng hỗ trợ NKT tiếp cận cho đội ngũ nhân viên (lái xe, phụ xe, người phục vụ tại nhà ga, khu bán vé…) chưa được thường xuyên.
Giá vé sau khi áp dụng chính sách hỗ trợ giảm giá vẫn còn cao so với mức thu nhập của NKT;
Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn phương tiện đã có, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn cần ra soát, điều chỉnh cho phù hợp với giai thông tiếp cận cho NKT.
Một số giải pháp thúc đẩy giao thông tiếp cận
Để khắc phục những khó khăn và hạn chế trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận giao thông, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020 và Quyết định 1100/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Người khuyết tật, Bộ Giao thông Vận tải đã đề ra một số giải pháp:
+ Đầu tư, xây dựng các công trình đầu mối giao thông theo hướng hỗ trợ giao thông tiếp cận cho NKT. Tiến hành rà soát các đầu mối như nhà ga, bến bến bãi, điểm trung chuyển xe buýt... đối với các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không trên địa bàn toàn quốc để có phương án cải tạo, xây dựng mới các hạng mục cần thiết. Trước mắt, tập trung triển khai tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác.
Người khuyết tật được nhân viên nhà ga hỗ trợ lên tàu hỏa
+ Cải cách thủ tục hành chính: tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, người lao động phục vụ tại các đầu mối vận tải công cộng và trên các phương tiện công cộng về kỹ năng, thái độ và cách thức hỗ trợ NKT nhằm tạo thuận lợi cho NKT tham gia giao thông.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân viên phục vụ và hiểu biết của NKT: Tăng cường công tác tuyên truyền cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ hỗ trợ khách hàng là NKT, tuyên truyền đến NKT về quyền lợi, những ưu tiên dành cho họ trong quá trình tham gia các dịch vụ giao thông công cộng.
+ Nghiên cứu đề xuất sửa đổi chính sách để tiếp tục miễn giảm giá vé dịch vụ giao thông công cộng theo hướng tăng mức giảm giá vé cho NKT so với mức giảm hiện nay, đặc biệt là đối với NKT nặng và đặc biệt nặng.
Tiếp viên hàng không hỗ trợ người khuyết tật xuống thang máy bay
+ Tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các đầu mối vận tải hành khách công cộng theo hướng nâng cao khả năng tiếp cận đối với NKT.
+ Tăng cường đầu tư các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, đồng bộ với hệ thống hạ tầng hiện đại nhằm hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng; khuyến khích các thành phố lớn đầu tư xe buýt hiện đại, có sàn nâng hạ hỗ trợ NKT sử dụng.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ tỉnh Thanh Hóa: Nhịp cầu giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng - 04/07/2017 08:18
- Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho NKT năm 2017 - 04/07/2017 07:44
- Lồng ghép hòa nhập NKT trong phòng chống thiên tai và sinh kế bền vững - 04/07/2017 07:36
- Khả năng hòa nhập của học sinh mồ côi sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội - 19/06/2017 03:32
- Quy định về phương tiện giao thông tiếp cận cho người khuyết tật - 16/05/2017 07:13
Các tin khác
- Một số dạng khuyết tật vận động và loại xe lăn phù hợp - 16/05/2017 06:28
- Nguyên tắc hỗ trợ địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội - 08/05/2017 03:14
- Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - 26/04/2017 02:57
- Bà Adi Teeni - CEO của Facebook Israel: Người khiếm thị sẽ xem được ảnh, clip trên Facebook - 10/04/2017 07:14
- Hội Bảo trợ NTT và TMC Việt Nam: Tạo “cơ duyên cho việc hình thành tư cách pháp nhân của Trung tâm Nghị lực sống - 07/04/2017 03:28