Xe lăn được ví như “đôi chân thay thế” của người khuyết tật vận động. Với mỗi chiếc xe lăn được trao tặng, cung cấp sẽ giúp hỗ trợ chức năng và tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận cộng đồng, tiếp cận giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, từ đó giúp họ tự chủ, tự tin trong cuộc sống.
Để đảm bảo việc cấp, phát xe lăn đạt được kết quả như mong muốn, Tổ chức Sứ mệnh xe lăn nhân đạo đã triển khai các lớp tập huấn chương trình xe lăn và các dụng cụ hỗ trợ vận động cho các đối tác tại Việt Nam, trong đó có Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Tạp chí Người bảo trợ xin giới thiệu tới đọc giả một số nội dung cơ bản về một số dạng khuyết tật vận động và gợi ý loại xe lăn phù hợp được trích trong tài liệu tập huấn này.
Theo tổ chức Y tế thế giới, khuyết tật là cụm từ khái quát, bao gồm khiếm khuyết về mặt cơ thể, hạn chế chức năng hoạt động và giới hạn về hòa nhập xã hội. Khuyết tật có thể ở trên phương diện sinh lý, tâm lý, giác quan, tinh thần và khuyết tật phát triển hoặc kết hợp nhiều dạng trên (WHO, 2008). Khuyết tật thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy mỗi người khuyết tật phải được điều trị riêng lẻ và đặc biệt.
Người khuyết tật vận động thường khó khăn trong việc di chuyển nếu không có xe lăn hoặc dụng cụ hỗ trợ di chuyển. Để hiểu hơn về những đối tượng dự định cấp xe lăn, cần tìm hiểu những thông tin cơ bản như: dạng khuyết tật, mô tả của các dạng khuyết tật vận động, suy nghĩ về những điều cần làm khi lựa chọn và điều chỉnh xe lăn cho bệnh nhân.
Người khuyết tật vận động do liệt hai chi dưới ngồi trên xe lăn
Nguyên nhân gây ra khuyết tật có thể do bẩm sinh (di truyền, biến chứng khi sinh, thể hiện ở một số dạng tật như bại não, xơ cứng động mạch, loạn dưỡng cơ, thiếu chi…); do đang hoặc đã từng bị bệnh nhiễm trùng (có các dạng tật như: bại liệt, HIV/AIDS, tiểu đường, đa rễ thần kinh, hoại tử…); bị ch n thương (dẫn tới cụt chi, ch n thương cột sống, gãy xương…); do môi trường sống (khiến phổi và các cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng do không khí ô nhiễm, do thiếu nước, dinh dưỡng gây suy kiệt cơ thể, do ảnh hưởng bởi chất độc da cam Dioxin).
Người khuyết tật có những nhu cầu khác nhau, đối với những người khuyết tật bị suy giảm về khả năng vận động, một chiếc xe lăn phù hợp sẽ hỗ trợ họ rất nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như hòa nhập cộng đồng. Tổ chức Sứ mạng xe lăn nhân đạo đã phân loại một số dạng khuyết tật phổ biến và gợi ý loại xe lăn có thể phù hợp với từng dạng tật:
NKT bị bại não: bại não tác động đến mỗi bệnh nhân theo cách khác nhau. Một số người có thể biểu hiện trương lực cơ cao (căng cơ hoặc rút cơ), một số người lại bị nhão cơ và không tự vận động được, một số người lại không ngừng vận động. Loại xe lăn phù hợp với dạng khuyết tật này là loại xe có thể giúp đối tượng ngồi thẳng.
NKT do chấn thương cột sống: Bệnh nhân bị chấn thương cột sống có thể không có cảm giác hoặc di chuyển phần cơ thể phía dưới vị trí chấn thương. Nếu vị trí chấn thương ở gần vùng cổ, đối tượng có thể không cử động được tay, chân và cơ thể. Nếu vùng chấn thương thấp hơn, nó có thể chỉ tác động đên chân và chức năng tiểu tiện/ đại tiện. NKT do chấn thương cột sống có nguy cơ bị lở loét, tì đè rất cao, vì vậy, điều quan trọng là cấp cho họ những loại nệm phù hợp và hướng dẫn kỹ thuật giảm áp lực khi ngồi.
NKT do tai biến: bệnh nhân tai biến thường bị ảnh hưởng một bên của cơ thể, điều này có nghĩa là họ có thể bị ngã sang một bên, khó khăn cho việc di chuyển ở một bên cơ thể hoặc khó khăn trong việc quan sát, nhận thức. Thông thường, bệnh nhân tai biến cần có người chăm sóc, vì khi bị tai biến, họ thường bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc giải quyết vấn đề. NKT do tai biến thường có thể di chuyển, vào, ra xe lăn bằng cách đứng dậy. Điều quan trọng là hướng dẫn người chăm sóc (nếu họ có mặt ở đó). Việc đưa họ ra, vào xe lăn là điều cần chú ý trong khi hướng dẫn sử dụng xe.
Hướng dẫn sử dụng xe lăn an toàn cho người khuyết tật và người chăm sóc
NKT cụt chi: có nhiều dạng cụt chi: dưới đầu gối, trên đầu gối, cụt hai chân, cụt cả 4 chi (hai chân, hai tay). Quá trình cấp xe cần phải kiểm tra nhằm đảm bảo chiếc xe lăn thăng bằng khi đối tượng sử dụng xe lần đầu tiên. Trong một số trường hợp, phần sau của xe lăn có thể chịu trọng lượng quá nhiều dẫn tới xe bị lật. Điều quan trọng là phải có chỗ nghỉ cho cả hai chân. Nhiều NKT cụt chân có thể tự di chuyển ra, vào xe lăn.
Người già yếu: người già có thể cần xe lăn vì nhiều lý do. Thông thường là do họ bị đau khi đi lại. Chiếc xe lăn sẽ giúp họ dễ dàng hòa nhập trong sinh hoạt gia đình và đời sống xã hội. Điều quan trọng khi cấp xe lăn cho đối tượng này là phải cho họ loại nệm phù hợp đồng thời tập trung vào hướng dẫn sử dụng xe lăn hiệu quả.
NKT do bại liệt: Bại liệt có thể ảnh hưởng đến chân, tay, phần trên cơ thể, nhưng thường là ảnh hưởng đến chân. Cơ và xương của NKT trở nên mỏng hơn và gây đau. Khi cấp xe cho đối tượng này cần đảm bảo hỗ trợ cả hai chân và hướng dẫn cách ra vào xe lăn.
NKT có vấn đề về đại tiện, tiểu tiện: một số NKT không có khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện. Điều này dẫn tới việc xe lăn hoặc đệm ngồi bị ướt, bẩn. Để đảm bảo việc sử dụng xe lăn hiệu quả, với đối tượng này cần phải hướng dẫn NKT cách vệ sinh nệm/ xe lăn và bảo vệ nệm, xe lăn bằng bao nilon. Điều quan trọng là hướng dẫn NKT và người chăm sóc rằng NKT và chiếc xe lăn cần được vệ sinh để tránh lở loét, tỳ đè đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế khi cần thiết.
NKT bị co rút cơ: co rút là trạng thái cơ và gân bị co ngắn và cứng lại, làm khớp bị co cứng. Điều này có nghĩa NKT khó có thể di chuyển khớp (điểm kết nối hai xương, ví dụ như khớp gối). Điều quan trọng đối với NKT căng cơ (cơ co rút và căng) là phải hoạt động, kéo dãn cơ thể tránh bị co rút, điều này chuyên gia y tế có thể hướng dẫn cách thực hiện. Còn đối với việc cấp xe, phải làm sao để điều chỉnh chiếc xe lăn giúp hỗ trợ việc hoạt động của các khớp của NKT.
Việc phân loại dạng tật, đánh giá nhu cầu của NKT là một bước quan trọng và cần thiết để quyết định dạng khuyết tật nào phù hợp sử dụng xe lăn và có thể cung cấp cho họ loại xe lăn nào để mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người sử dụng
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho NKT năm 2017 - 04/07/2017 07:44
- Lồng ghép hòa nhập NKT trong phòng chống thiên tai và sinh kế bền vững - 04/07/2017 07:36
- Khả năng hòa nhập của học sinh mồ côi sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội - 19/06/2017 03:32
- Quy định về phương tiện giao thông tiếp cận cho người khuyết tật - 16/05/2017 07:13
- Tiếp cận, tham gia giao thông đối với người khuyết tật Thực trạng và một số giải pháp - 16/05/2017 06:58
Các tin khác
- Nguyên tắc hỗ trợ địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội - 08/05/2017 03:14
- Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật! - 26/04/2017 02:57
- Bà Adi Teeni - CEO của Facebook Israel: Người khiếm thị sẽ xem được ảnh, clip trên Facebook - 10/04/2017 07:14
- Hội Bảo trợ NTT và TMC Việt Nam: Tạo “cơ duyên cho việc hình thành tư cách pháp nhân của Trung tâm Nghị lực sống - 07/04/2017 03:28
- 3 tiêu chí đánh giá nhà giáo giáo dục nghề nghiệp - 21/03/2017 05:40