VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Lớp học được mở ra cho những học viên chưa một lần đến trường nhưng luôn ước mơ, khát khao được biết chữ. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35, có những học viên đã lên chức bà.
Chúng tôi về đến Trường tiểu học Lê Lợi (xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) khi trời đã tối đen như mực. Ngoài trời mưa rả rích, cả không gian mịt mùng chỉ có một lớp học duy nhất còn sáng đèn. Đó là lớp học xóa mù chữ cho gần 30 học viên người đồng bào dân tộc thiểu số của xã Nam Xuân. Lớp học này được gọi là lớp "ba không", bởi học viên không phải đóng học phí, giáo viên không được trả thù lao và không có một người đàn ông nào trong lớp.
Lớp học toàn học viên nữ
Hơn 7h tối, bốn học viên nữ đầu tiên đã có mặt trong lớp. Một lúc sau, những tốp học sinh khác cũng tới. Vừa đến cửa, họ đã chào nhau bằng một vài câu tiếng Thái, Dao rồi tụm lại nói chuyện. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35 nhưng ai cũng vui vẻ, thoải mái và dường như quên hẳn việc đã có người lên chức bà.
Lớp học xóa mù chữ ban đêm cho gần 30 học viên nữ tại xã Nam Xuân
Là người đến muộn nhất khi lớp đã ổn định trật tự, cô Lương Thị Khuyên (SN 1974) khiến cả lớp cười ầm khi phân trần “ngủ một giấc rồi mới đi học”. Cô Khuyên cũng là học viên đặc biệt nhất, khi hai tháng trước cô phải “trốn” chồng để đến lớp học này.
Lấy từ trong cặp ra một túi sắn còn nóng hổi, cô chia cho mỗi người một củ rồi vui vẻ kể lại “hành trình đi tìm con chữ” của mình. Cô bảo, trước đây sống ở vùng cao Tây Bắc, lại là phận đàn bà nên không được đến trường. Kết hôn xong, vợ chồng cô vào Đắk Nông khai hoang làm ăn, ban ngày đi làm, ban đêm về lo cho con cái nên cô chưa từng nghĩ đến việc đi học chữ. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi gần 3 tháng trước, Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đi rà soát tất cả người dân trong xã về tình trạng mù chữ, tái mù chữ.
“Thấy tôi chưa biết chữ, thầy cô đến tận nhà động viên đi học lớp xóa mù cùng những người khác. Ban đầu, ông nhà tôi tưởng lớp học có cả đàn ông nên bảo tôi ở nhà để ông ấy dạy. Nhưng tôi biết thừa, chữ nghĩa của ông ấy cũng không hơn tôi nên bằng mọi giá, tôi phải đến trường. Ngày đầu đi học, tôi “trốn” ông ấy đi. Ngày thứ hai, ông ấy theo tôi lên lớp nhưng thấy lớp toàn là chị em trong thôn nên lẳng lặng bỏ về. Bây giờ không những ông ấy hết cằn nhằn, phản đối mà sau bữa tối còn chở tôi đi học”, cô Khuyên kể lại.
Khác với cô Khuyên, cô Vi Thị Niêm (SN 1971) lại được chồng, con ủng hộ việc đi học. Là học viên lớn tuổi nhất lớp, năm nay cô Niêm đã lên chức bà nội nhưng mỗi tối vẫn hăng say đến lớp học chữ. Mặc dù tiếp thu chậm hơn những thành viên khác, nhưng điều đó không khiến cô nản chí mà trở thành động lực để cô cố gắng cho “bằng chị bằng em”.
Tất cả đều là phụ nữ có tuổi đời trên 35
Người phụ nữ này tâm sự: “Trước đây, chúng tôi chưa một lần đi học, lên xã làm giấy tờ gì thì chỉ lăn tay điểm chỉ, đến giấy khai sinh cho ba đứa con vợ chồng tôi cũng phải nhờ người viết giúp. Ngay khi cán bộ, thầy cô đến nhà động viên đi học, chồng con ủng hộ ngay. Bữa nay được đi học, biết chữ, tự viết được nên sung sướng lắm, cứ như mình trẻ ra vài chục tuổi, như hồi lên 9 lên 10 ấy”.
Sau hơn hai tháng đến các lớp xóa mù chữ cả cô Niêm, cô Khuyên và hơn 20 học viên nữ khác vui mừng cho biết đã nhận diện được bảng chữ cái, biết đánh vần và viết chữ. Thành quả này có được nhờ sự chịu khó, miệt mài, nỗ lực học tập của những học viên đặc biệt và có cả những đóng góp của các cô giáo đứng lớp.
Dạy ít, dỗ nhiều
Cô Lê Thị Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, là một trong những giáo viên đề xuất việc mở lớp xóa mù chữ cho các học viên nữ trong xã. Chia sẻ về đề xuất này, cô Tuyết tâm sự: “Một lần ngồi nói chuyện với phụ huynh học sinh, tôi bắt gặp một chị cầm trên tay chiếc điện thoại nhưng lại không biết sử dụng. Loay hoay một hồi, chị này mới thú thật là không biết chữ, trước giờ không sử dụng điện thoại. Chị ấy cũng cho biết, trong thôn không chỉ có một mà còn nhiều chị em khác cũng không biết chữ và có nguyện vọng đi học. Sau hôm đó, tôi mới nảy ra ý tưởng mở một lớp xóa mù chữ cho các chị em ở đây”.
Lớp xóa mù chữ dành cho các chị em.
Khi cô Tuyết đề đạt nguyện vọng lên Ban giám hiệu nhà trường, ý tưởng của cô được mọi người đồng ý. Sau đó, qua tìm hiểu Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đã biết được nguyện vọng của các bà, các chị là mong muốn được học chữ nên quyết định xin phép UBND xã và Phòng Giáo dục huyện mở lớp học dạy chữ miễn phí cho chị em đồng bào Thái, Tày, Nùng, Dao.
Chưa đầy 1 tuần sau khi đề xuất ý kiến, lớp học xóa mù chữ được khai giảng. Hai cô giáo của Trường tiểu học Lê Lợi được phân công đứng lớp, toàn bộ giáo án cũng do hai cô tự biên soạn và trình lên Ban giám hiệu để được đóng góp ý kiến.
“Chúng tôi đã xác định theo nghề giáo, gắn bó với nghề cả cuộc đời mình thì vai trò, trách nhiệm lớ của chúng tôi là dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để nâng cao dân trí cho người dân. Không có lương, cũng không được phụ cấp nhưng chúng tôi cam kết làm việc bằng tất cả cái tâm và sự nhiệt huyết của mình, đảm bảo mỗi tuần 4 buổi phục vụ chị em”, cô Lê Thị Thúy Vân, giáo viên của lớp tâm niệm.
Hơn 20 năm là theo nghề sư phạm, cô Vân chưa bao giờ gặp một lớp học đặc biệt như thế này. “Mình đứng lớp, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, nhưng dạy thì ít mà dỗ thì nhiều. Bởi nhiều học viên đã đứng tuổi, họ rất e dè, tự ti, sợ phát biểu nên phải “dỗ dành”, động viên chị em như con nít, hơn 20 học viên trong lớp, ai cũng có một lý do để được khen. Và đặc biệt, trước mặt các học viên, không bao giờ chúng tôi gọi đây là lớp xóa mù chữ mà phải nói giảm thành “Lớp nâng cao năng lực tiếng Việt”.
Sau hơn 2 tháng đến lớp, tất cả học viên đều nhận, viết được chữ
Được biết, sau khi lớp học xóa mù chữ diễn ra, nhiều học viên bỏ lỡ đợt một đã đến yêu cầu trường mở thêm một lớp khác với số lượng gần 30 người. Vì vậy, theo cô Phó hiệu trưởng Lê Thị Tuyết, trong thời gian tới, nhà trường sẽ xin địa phương mở lớp và bố trí các thầy cô giáo vào tận thôn bản để dạy học.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Bùi Văn Út, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Krông Nô khẳng định, những lớp học xóa mù chữ không chỉ giúp các học viên nâng cao trình độ dân trí mà còn thể hiện tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với nhân dân của các thầy cô giáo. Kết thúc khóa học, Phòng phối hợp với trường sẽ tổ chức cho các học viên làm bài cuối khóa và cấp giấy chứng nhận cho các học viên đủ tiêu chuẩn.
Nguồn: dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- 'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính - 27/06/2017 06:48
- Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập: Tích cực hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng - 19/06/2017 03:16
- Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Học Phật, tu nhân và làm từ thiện - 05/06/2017 02:39
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh làm đại sứ liên hoan Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2017 - 02/06/2017 08:51
- Thầy giáo trẻ hơn 10 năm làm thiện nguyện ở tỉnh Tuyên Quang - 24/05/2017 03:42
Các tin khác
- Cô gái Anh rời quê hương đi nuôi trẻ mồ côi ở Uganda - 27/04/2017 04:02
- Tìm lại ý nghĩa từ công tác Hội - 05/04/2017 03:31
- Công ty TNHH Babeeni Việt Nam: Đào tạo nghề gắn với rèn luyện nhân cách, ý thức lao động cho người khuyết tật - 05/04/2017 03:20
- Bác xe ôm sửa, vá xe miễn phí cho người khuyết tật ở Sài Gòn - 20/03/2017 03:36
- Góp nhặt tình thương cho cuộc sống - 03/03/2017 03:30