Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Thầy Đặng Việt Thắng (34 tuổi) - giáo viên Mỹ thuật kiêm Bí thư Đoàn trường THCS Thắng Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) được đồng nghiệp và người dân trong tỉnh Tuyên Quang yêu mến bởi tấm lòng nhân ái, hết mình vì hoạt động từ thiện.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương và Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, thầy Thắng trở thành giáo viên cấp 2 tại quê hương của mình. Ngôi trường mà anh công tác là một trong những vùng khó khăn của tỉnh. Chứng kiến những học trò gầy gò, đen nhẻm, mặc những bộ quần áo cũ mèm, thầy giáo trẻ xúc động và mong muốn giúp đỡ các em. Kể từ đó đến nay đã 10 năm, anh tìm mọi cách thu xếp thời gian, vật lực để giúp đỡ học sinh nghèo nói riêng và người dân có hoàn cảnh đặc biệt ở Tuyên Quang nói chung.
"Tôi nghĩ rằng ngày xưa mình đã nghèo khó thì bây giờ, tôi mong muốn các em có điều kiện tốt hơn, chí ít là có điều kiện tối thiểu để học tập. Ban đầu, tôi chỉ kêu gọi rồi tổ chức một số hoạt động để giúp đỡ các em về sách vở cũ, quần áo cũ,… sau này giá trị món quà dần được tăng lên”, thầy Thắng chia sẻ.
Năm 2012, thông qua mạng xã hội, thầy Thắng đã kêu gọi được sự giúp đỡ lớn từ gia đình, bạn bè và những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Từ những món đồ cũ, phần quà tặng cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn, học giỏi đã có thêm đồ mới như tấm chăn mới, xe đạp mới,… và những suất học bổng giá trị.
Niềm vui của các em học sinh như nguồn động lực giúp thầy giáo trẻ thêm hăng say và mở rộng quy mô những hoạt động tình nguyện, từ thiện. Từ năm 2015, anh phối hợp cùng với “Hội những người yêu hoa phong lan” khởi xướng, kêu gọi quyên góp tiền mặt và bán đấu giá những giỏ phong lan do chính mình trồng. Tất cả số tiền đó được thầy dùng để giúp đỡ những hộ gia đình đặc biệt khó khăn trong tỉnh như xây nhà, mua đồ dùng cần thiết hoặc trợ cấp, trả viện phí cho bệnh nhân đang chữa trị tại bệnh viện.
Khi được hỏi liệu thầy có nhớ được bao nhiêu lần quyên góp hay giúp đỡ người khác không, thầy Thắng cười lắc đầu. Tuy nhiên, trong suốt hơn 10 năm hoạt động từ thiện có một kỉ niệm anh không bao giờ quên.
“Một trường hợp mà tôi luôn nhớ và xúc động khi nhắc lại chính là trường hợp của Nhà vô địch ASEAN Para Games Nhữ Thị Khoa - vận động viên đạt 16 huy chương vàng tại các giải thể thao dành cho người khuyết tật. Tôi gặp chị vào một ngày mưa năm 2015, khi chị đang vô cùng khó khăn, cô đơn trong cuộc chiến sinh tử của cô con gái không may mắc bệnh hiểm nghèo. Chị có nói một câu mà tôi vô cùng chua xót rằng 16 huy chương vàng kia có cứu được con gái nhỏ của chị không?
Sau khi trao số tiền quyên góp được cho chị là 30 triệu đồng, trời bỗng hửng nắng, chị lại bế con mình lên chiếc xe ba gác để đi đến bệnh viện. Hình ảnh người phụ nữ hốc hác, nhỏ bé nhưng kiên cường đó đã khiến mọi người trong đoàn rơi nước mắt”, thầy Thắng bồi hồi kể.
Làm tình nguyện và từ thiện như niềm đam mê nhưng không ít lần thầy Thắng chạnh lòng bởi những lời không hay từ người ngoài. Có lần, anh được người khác nói về mình bằng lời lẽ không mấy tích cực. “Họ cho rằng vì tôi muốn nổi tiếng nên làm như vậy”, thầy Thắng tâm sự.
Nhiều lúc mệt mỏi, thầy giáo 8X từng có lần định từ bỏ các hoạt động dang dở nhưng gia đình, bạn bè và những người yêu mến lại động viên, an ủi anh tiếp tục hành trình “lá lành đùm lá rách”.
Sau thành công trong hoạt động quyên góp cho 2 em nhỏ tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh đầu năm, sắp tới thầy giáo Tuyên Quang ấp ủ nhiều hoạt động mới như phong trào “Trang giấy yêu thương”, tổ chức và trao quà cho các em nhỏ vùng 135 dịp Tết Thiếu nhi 1/6,…
Thầy Thắng chia sẻ, hoạt động tình nguyện và từ thiện không thể thực hiện một mình mà nó cần sự chung tay, góp sức của nhiều người. Vậy nên, thầy giáo trẻ mong rằng sẽ có thêm thật nhiều tấm lòng hảo tâm trong xã hội để góp phần làm cuộc sống này đẹp hơn.
“Sống là cho đi, nụ cười là món quà nhận lại. Tôi rất tâm đắc câu nói của hội người yêu hoa “Một nhành lan cho đi, triệu ân tình ở lại!”, thầy Đặng Việt Thắng nói.
Nguồn; dantri.com.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thiết bị lái xe định hướng cho người khiếm thính - 27/06/2017 07:11
- 'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính - 27/06/2017 06:48
- Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập: Tích cực hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng - 19/06/2017 03:16
- Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Học Phật, tu nhân và làm từ thiện - 05/06/2017 02:39
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh làm đại sứ liên hoan Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2017 - 02/06/2017 08:51
Các tin khác
- Chuyện ở lớp xóa mù chữ miễn phí dành cho các bà, các chị - 24/05/2017 03:40
- Cô gái Anh rời quê hương đi nuôi trẻ mồ côi ở Uganda - 27/04/2017 04:02
- Tìm lại ý nghĩa từ công tác Hội - 05/04/2017 03:31
- Công ty TNHH Babeeni Việt Nam: Đào tạo nghề gắn với rèn luyện nhân cách, ý thức lao động cho người khuyết tật - 05/04/2017 03:20
- Bác xe ôm sửa, vá xe miễn phí cho người khuyết tật ở Sài Gòn - 20/03/2017 03:36