Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Với lòng từ tâm, hướng thiện, Ni sư Thích Nữ Nhật Khương (thế danh Nguyễn Thị Thảo) trụ trì chùa Quang Minh (thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước) đã dành trọn tình thương, san sẻ khó khăn với người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo với tâm niệm góp nhặt yêu thương sẽ tạo nên sự sống.
Tuổi thơ khổ hạnh
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, cuộc sống cơ hàn, thiếu thốn mọi bề nhưng Ni sư Thích Nữ Nhật Khương vẫn được ba mẹ tạo điều kiện cho ăn học. Sau những buổi tới lớp, Ni sư thường tìm đến ngôi chùa gần nhà để được tĩnh tâm, nghe giảng phật pháp. Những bài giảng về đạo hiếu, về lòng vị tha, không tham sân si qua thời gian cứ ngấm dần trong tâm khảm Ni sư.
Với tâm thế yêu thích phật pháp như một mối lương duyên và cũng để vơi bớt khó khăn cho gia đình, Ni sư được ba mẹ gửi đến nương náu nơi cửa phật năm 13 tuổi. Bước vào cửa phật khi tuổi còn nhỏ, phải sống xa gia đình, người thân đôi lúc khiến Ni sư buồn rầu vì nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm được vui vầy, quây quần bên người thân yêu dưới một mái nhà đầm ấm, hạnh phúc. Vượt qua nỗi nhớ ấy, Ni sư dồn mọi tâm huyết nơi cửa phật, chăm chỉ học văn hóa, tìm hiểu thêm phật pháp qua những cuốn sách và các bài giảng để có thể tu thân và sớm có cơ hội cứu giúp người nghèo khó.
Ni sư Thích Nữ Nhật Khương mong lắm có thêm điều kiện để trao thật nhiều suất cơm miễn phí cho đối tượng
Ngoài thời gian được sư thầy cho học tập, nghe giảng kinh phật, Ni sư không quản ngại vất vả tham gia quét dọn chùa, trồng rau, cấy lúa. Thấm thoắt thời gian trôi, trải qua bao nỗi cơ hàn, vất vả, Ni sư vẫn luôn gắn bó với việc phụng sự chư phật, truyền đạt những lời hay ý đẹp của phật pháp cho nhiều thế hệ.
Hơn 50 năm tu hành, với khả năng và tâm huyết, Ni sư Thích Nữ Nhật Khương đã được Giáo hội Phật giáo Trung ương, tỉnh Bình Phước giao nhiều vị trí quan trọng. Được sự tin tưởng của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành chức năng hiệp thương giới thiệu, tin tưởng, Ni sư đã được bầu làm Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh và trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
ở mỗi cương vị khác nhau, Ni sư đều cố gắng tìm hiểu và coi đó là cơ hội để được đóng góp nhiều hơn trong công tác phật giáo, phục vụ đồng bào tỉnh nhà, một tỉnh mà trong chiến tranh đã phải hứng chịu nhiều bom đạn, đau thương mất mát. Sự cố gắng, nỗ lực ấy đã giúp cho Ni sư luôn nhận được sự tôn kính, yêu mến của phật tử bởi chính tài năng, trí tuệ và tấm lòng đức độ, bao dung.
Khơi dậy tình thương
Từng trải qua một tuổi thơ nghèo khó với nhiều năm khổ hạnh và có thời gian khá dài gần gũi với nhân dân lao động, Ni sư Thích Nữ Nhật Khương càng hiểu hơn nỗi khốn khó, sự thiếu thốn của những mảnh đời bất hạnh.
Ni sư từng chia sẻ, miền đất Bình Phước là nơi đây đong đầy bao kỷ niệm tuổi ấu thơ của Ni sư. Nơi được xem là một chiến trường đầy gian khó ác liệt mà anh trai Ni sư tham gia chiến đấu và công tác cùng đồng đội. Nơi ba mẹ, anh chị Ni sư đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất và riêng Ni sư đã được làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh gần ba nhiệm kỳ, trên cương vị Phó ban Trị sự, Trưởng phân ban Ni giới, Trưởng ban từ thiện Phật giáo tỉnh và Phó Phân ban Ni giới Trung ương, Ni sư đã cùng phật tử trong tỉnh đem hết khả năng để đóng góp vào công tác an sinh xã hội, với hy vọng làm vơi đi phần nào những khó khăn cứu giúp người yếu thế trong toàn tỉnh.
Mang tâm nguyện vừa tu thân vừa làm từ thiện, Ni sư đã phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Phước tổ chức hỗ trợ xây gần chục căn nhà tình thương, trao hàng chục chiếc xe lăn cho người khuyết tật, tặng hàng nghìn suất quà cho trẻ mồ côi nghèo và các đối tượng yếu thế nhân dịp lễ, Tết, cùng với Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố, Hội Đông Y tỉnh xây dựng phòng khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân nghèo tại chùa Quang Minh...
Ni sư (người đứng thứ 2 nhìn từ phải sang) tặng Bằng khen và quà chúc mừng chư hành giả tinh tấn tu học
Bên cạnh những chương trình hỗ trợ, bắt đầu từ năm 1998, Ni sư đã thành lập Bếp ăn từ thiện chùa Quang Minh, tổ chức hỗ trợ những suất cơm chay đầy ắp nghĩa tình tại các Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh. Để có được những suất cơm cho người bệnh nghèo, mỗi ngày Ni sư cùng các sư cô phải thức dậy từ 4 giờ sáng để thổi lửa nấu cơm, chế biến thức ăn cho kịp giờ cấp phát. Từ những nguồn đóng góp, hỗ trợ nhỏ của các mạnh thường quân, những tấm lòng hảo tâm từ vài ký gạo, bó củi, chai nước tương, gói muối, bột ngọt hay phương tiện vận chuyển… đều được Ni sư trân trọng, gom nhặt và khơi tạo nên tình thương ra khắp cộng đồng.
Từ những việc làm thiết thực và ý nghĩa của Ni sư, ngôi chùa Quang Minh dần được đông đảo mạnh thường quân biết và tìm đến phối hợp, cùng Ni sư tổ chức nhiều hơn các chương trình hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo. Nhiều phật tử, doanh nhân nhìn thấy những việc Ni sư làm đã sẵn sàng hỗ trợ đều đặn hành tháng và tấm lòng từ bi của Ni sư được những mảnh đời khốn khó ghi nhớ, mong muốn có dịp được đền đáp. Bởi thế mà Ni sư kể rằng, từng có lần, hai vợ chồng một Phật tử mang đến chùa 3 bao gạo và một số đồ ăn. Khi Ni sư hỏi thăm và gửi lời cảm ơn thì vợ chồng phật tử cho biết từng được Ni sư chia những suất cơm từ thiện lúc nghèo khổ khi vợ sinh con ở bệnh viện nên giờ mới có cơ hội tới chùa tạ ơn.
Bận rộn, tất bật trước mỗi đợt tặng bữa cơm từ thiện thế nhưng Ni sư còn được nhiều người biết đến bởi hành động đẹp. Đó chính là sự bao dung, sẵn lòng mở rộng vòng tay cứu giúp những trẻ thơ bất hạnh, không may mắn bị bỏ rơi nơi cửa chùa. Những đứa trẻ được Ni sư nuôi dưỡng, chăm sóc, bù đắp tình thương đều khỏe mạnh, kháu khỉnh.
Không biết tự bao giờ, chùa Quang Minh đã trở thành ngôi nhà của những mảnh đời bất hạnh, những tấm lòng cần sự sẻ chia và đến sẻ chia lòng từ tâm. Cửa chùa vẫn luôn rộng mở cho những con người biết hướng thiện và đó cũng chính là tâm niệm, mong ước thiện nguyện của Ni sư Thích Nữ Nhật Khương.
Tấm long từ bi, đức độ và những đóng góp của Ni sư trong các hoạt động từ thiện đã đem tới cho Ni sư những phần thưởng xứng đáng, đó là Bằng khen của UBND tỉnh, Giáo Hội phật Giáo Trung ương, tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam…
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Chuyện ở lớp xóa mù chữ miễn phí dành cho các bà, các chị - 24/05/2017 03:40
- Cô gái Anh rời quê hương đi nuôi trẻ mồ côi ở Uganda - 27/04/2017 04:02
- Tìm lại ý nghĩa từ công tác Hội - 05/04/2017 03:31
- Công ty TNHH Babeeni Việt Nam: Đào tạo nghề gắn với rèn luyện nhân cách, ý thức lao động cho người khuyết tật - 05/04/2017 03:20
- Bác xe ôm sửa, vá xe miễn phí cho người khuyết tật ở Sài Gòn - 20/03/2017 03:36
Các tin khác
- Những đứa con nuôi... - 22/02/2017 05:01
- Bệnh nhân không có tiền mổ và hành động bất ngờ của bệnh viện - 21/02/2017 03:36
- Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam: Hiệu quả sản xuất từ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - 16/02/2017 04:30
- “Viên ngọc sáng” giữa đời thường - 13/02/2017 07:40
- Lớp học tình thương của cô Uyên - 13/02/2017 05:05