VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Ở Kon Tum, người dân địa phương quen gọi cơ sở dạy trẻ khuyết tật tỉnh là “lớp học đặc biệt của những người đặc biệt”. Nơi đây có 5 lớp học với 80 học sinh đều là người khuyết tật, trong đó 80% các em là người đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Đội ngũ giáo viên ở đây cũng là những người không chuyên, không dạy học bằng giáo trình, giáo án. Các cô gắn bó với những lớp học đặc biệt này bằng tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm “cô giáo như mẹ hiền”.
Cơ sở dạy nghề khuyết tật tỉnh Kon Tum. Ảnh: Xuân Hướng
Tấm lòng những cô giáo không chuyên
Cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Kon Tum là một khu nhà cấp 4 lợp tôn, đang trong giai đoạn xuống cấp.
Cô Vũ Thị Uyên, có thâm niên 9 năm làm việc tại cơ sở này ngậm ngùi chia sẻ với chúng tôi: “Hiện cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Kon Tum có 5 lớp học 80 học sinh đều là người khuyết tật như thiểu năng về trí tuệ, thiểu năng vận động… Học sinh ở đây tiếp thu rất chậm. Một số học sinh thiểu năng, vận động đi lại hết sức khó khăn. Những đứa trẻ tại cơ sở này phần lớn đều mồ côi cha, mẹ hoặc là các trẻ bị bỏ rơi… Các em đều trong độ tuổi học sinh. Một lớp học ở đây, có đến 4 - 5 nhóm lứa tuổi học chung cùng lớp, tâm sinh lý lứa tuổi của các em hoàn toàn khác nhau”.
Đến từng lớp học, tận mắt chứng kiến sự thiếu thốn về thiết bị dạy học mới hiểu hết sự khó khăn của việc dạy học ở đây.
Cô Trịnh Thị Quyên, hiện là giáo viên lớp 1E cho biết: “Tôi làm việc ở đây đã được gần 10 năm. Phần lớn những người dạy học tại cơ sở này đều không chuyên, được tuyển dụng vào đây chăm sóc, dạy dỗ các em thì trở thành cô giáo. Các bài giảng cũng không tuân thủ theo bất cứ giáo trình nào, mỗi người đều tự có cách dạy các em. Học sinh tiếp thu được đến đâu thì dạy đến đó, có khi phải 2 - 3 năm học các em mới học hết chương trình của một lớp. Cơ sở vật chất ở đây còn nhiều thiếu thốn. Lớp học chỉ có vài cái bàn gỗ đã cũ. Các dụng cụ đặc thù dành cho các em đặc biệt như mù lòa, câm điếc, khiếm thị rất thiếu. Do đó, việc dạy dỗ các em gặp muôn vàn khó khăn”.
Cô Quyên cho biết thêm, ngày đầu vào đây dạy, đồng lương lúc bấy giờ còn thấp. Chi phí hàng ngày cho gia đình lớn, nhiều lúc muốn bỏ nghề, tìm công việc khác có thu nhập cao, đỡ vất vả hơn. Thế nhưng cứ nghĩ đến hoàn cảnh của mỗi học sinh ở đây, tình thương đối với các em đã làm cho ý nghĩ bỏ nghề không còn nữa.
Còn cô Đỗ Thị Thanh Long, mới vào đây dạy chưa được một năm tâm tư: “Quê em mãi ở Hải Dương. Em được nhận về cơ sở này làm việc mới được 7 tháng, ban đầu xa nhà buồn lắm. Việc truyền đạt cho các em đặc biệt như mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, để các em hiểu quả là khó lắm. Làm việc trong một môi trường như thế này đòi hỏi em phải cố gắng tập luyện, tiếp xúc, dạy bảo các em. Ban đầu bỡ ngỡ, lâu ngày rồi cũng thành thói quen. Hiện, nếu một ngày không lên lớp, không được gặp học trò của mình là em cảm thấy trống trải…”.
Khát khao của trẻ tật nguyền
Mỗi em học sinh ở đây, có một số phận khác nhau. Vượt lên những bất hạnh, tật nguyền các em miệt mài đam mê học tập. Các em luôn khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Hơ Danh Hơ Đớc, người dân tộc Êđê. Em bị cha mẹ bỏ rơi, bị thiểu năng trí tuệ tâm sự: “Năm nay em học lớp 5. Em sẽ cố gắng học hết cấp III để thi vào đại học. Em sinh ra không được may mắn, mặc dù có cha mẹ nhưng sống như trẻ mồ côi. May mắn, em được các cô giáo ở đây chăm sóc, cho ăn học và em yêu cuộc sống ở đây. Sau này em muốn trở thành cô giáo, như các cô tại cơ sở này”.
Em Lưu Thị Xuân Thúy, năm nay 12 tuổi, bị thiểu năng vận động cho biết, không nhớ vào đây khi nào. Em di chuyển với đôi chân tập tễnh, vô cùng vất vả. Mong muốn lớn nhất của em là cố gắng luyện tập để đi lại được bình thường và cố gắng học giỏi, nuôi ước mơ trở thành một doanh nhân.
Em Trần Trung Đức, bị khiếm thính khoe với chúng tôi: “Hàng ngày em vẫn miệt mài học thuộc từ hai, đến ba dòng chữ nổi, em chỉ có điều ước duy nhất có một ngày mắt em sáng lại. Em được nhìn thấy bầu trời xanh, được đi thả diều và làm được việc tốt, giúp nhiều bạn có hoàn cảnh như em được cắp sách tới trường”...
Chia tay với cơ sở dạy trẻ khuyết tật - lớp học đặc biệt của những người đặc biệt, chúng tôi mang theo nhiều cảm xúc. Mỗi cô giáo, mỗi em học sinh ở đây đều để lại những dấu ấn khó quên. Chúng tôi thầm mong, các cô nhất là các em luôn may mắn, học tập tốt, biến những điều ước của mình trở thành sự thật.
Nguồn: Báo thanh tra
Tin mới
- Chi Hội trưởng khuyết tật mang niềm tin đến với người đồng cảnh - 04/04/2016 03:20
- Nghị lực sống cao đẹp của cô giáo “da cam” - 04/04/2016 03:12
- Thầm lặng giúp người - 30/03/2016 07:30
- Nơi hồi phục những nụ cười con trẻ - 30/03/2016 07:26
- Chàng trai khuyết tật trêu tranh tài tình bằng… chân - 29/03/2016 10:53
Các tin khác
- Ông “vác tù và” khuyết tật ở Quảng Châu - 29/03/2016 07:20
- VĐV khuyết tật Trần Minh Nhuận: Một cánh tay lập nên điều kỳ diệu - 29/03/2016 07:17
- “Đóa hoa khuyết” truyền nghị lực sống - 22/03/2016 04:27
- Công ty Xây lắp Điện Quốc Hương, tỉnh Lâm Đồng: Gắn sản xuất, kinh doanh với trách nhiệm xã hội - 22/03/2016 03:58
- “Chốt cấp cứu Bà Liên” hơn 30 năm cứu hàng nghìn người trên xa lộ - 10/03/2016 03:24