Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Được thành lập năm 2005, Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập có nhiệm vụ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (trẻ mắc chứng tự kỷ, chứng tăng động, giảm tập trung, giảm chú ý) có cơ hội phát triển và hòa nhập cộng đồng. Hơn 10 năm hình thành và phát triển, với phương pháp, cách làm hiệu quả của mình, Trung tâm đã giúp cho hàng chục trẻ khuyết tật có cơ hội học hòa nhập, đồng thời góp phần tích cực nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề rối nhiễu tâm trí, từ đó thay đổi về hành vi ứng xử, tác động và hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập.,
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề trẻ bị mắc các chứng rối nhiễu tâm trí. Theo đó, Việt Nam đã phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội với mục tiêu là phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị tâm thần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 cũng đề ra các mục tiêu liên quan đến vấn đề can thiệp sớm trẻ khuyết tật. Đã có rất nhiều nghiên cứu về các đối tượng rối nhiễu tâm trí, nhất là trong lĩnh vực giáo dục như: khảo sát về số liệu, điều tra về khả năng tiếp thu kiến thức, xây dựng chương trình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý riêng của đối tượng này. Nghiên cứu của Tiến sĩ y khoa Trần Tuấn về tỷ lệ học sinh tiểu học mắc các chứng rối nhiễu tâm trí bằng công cụ SDQ 25, tiến hành trên 31 xã thuộc 5 tỉnh thành phố đã phát hiện có tới 20% tỷ lệ học sinh mắc các chứng rối nhiễu tâm trí.
Hoạt động của Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ giáo dục hòa nhập
Có thể nói, trẻ rối nhiễu tâm trí có một thế giới riêng. Do mắc phải các hội chứng đặc biệt, nên hầu hết các hành vi của trẻ thường do nguyên nhân bệnh lý gây ra chứ không phải là trẻ hư. Vì vậy, người lớn cần có sự cảm thông, độ lượng với những hành vi khác thường của trẻ. Ví dụ như trẻ bị tăng động, giảm chú ý, giảm tập trung (ADHD) thường có các hành vi như không kiềm chế, hay nói leo, nói dối, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trẻ bị tự kỷ thường không hợp tác với người khác, không làm theo yêu cầu của người lớn, đập phá, la hét…
Những người gần gũi với trẻ cần nắm được những đặc tính do bệnh gây ra của trẻ, đồng thời phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để phục vụ cho quá trình can thiệp trẻ. Ví dụ một trẻ ADHD không chịu ngồi yên quá 5 phút nhưng trẻ đó lại có khả năng tạo hình tốt thì chúng ta chỉ cần giao việc vẽ tranh cho trẻ, kết quả là trẻ có thể kiềm chế được hàng giờ. Một ví dụ khác là trẻ tự kỷ thường xuyên tăng động, phá phách, nhưng lại rất sợ tiếng nổ của bóng bay. Trường hợp này, cán bộ chỉ cần đưa quả bóng bay ra trước mặt trẻ, kết quả là trẻ sẽ ngừng ngay những hành vi khác thường đó.
Ông Lê Đình Tuấn, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ giáo dục hoà nhập cho biết “Ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm đã rất chú trọng đến công tác tập huấn cho cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên và cha mẹ trẻ nhằm nắm bắt được các kiến thức về tâm sinh lý của trẻ. Mục đích hướng tới là các nhân viên của Trung tâm, bên cạnh tình yêu thương trẻ, thì cần có đủ bản lĩnh và kiến thức để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Mỗi năm, Trung tâm tổ chức từ 2-3 cuộc tập huấn chuyên sâu cho các thành viên tham gia tác động trẻ. Đến nay, tất cả các trẻ em đến với Trung tâm đều được sinh hoạt trong môi trường an toàn, phòng học của Trung tâm luôn mở rộng cửa để cha mẹ trẻ có thể quan sát được mọi sinh hoạt, vui chơi của con em mình. Nhiều môn học, Trung tâm tác động cho trẻ công khai ngay giữa công viên gần Trung tâm. Đến nay, Trung tâm đã trở thành địa chỉ tin cậy của các cha mẹ chẳng may có con mắc các hội chứng rối nhiễu tâm trí”.
Kinh nghiệm thực tế của Trung tâm khi trải qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc trẻ rối nhiễu tâm trí cho thấy, nếu được sự hỗ trợ để các em có được những hiểu biết cơ bản, thì những người can thiệp trẻ rối nhiễu tâm trí có thể tránh được hành vi bạo hành với trẻ. Từ đó, vừa bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ, và thực hiện quyền được phát triển của những trẻ em kém may mắn này.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hát để sẻ chia với bệnh nhi nghèo - 07/08/2017 03:19
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật Vĩnh Long: Đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật - 21/07/2017 07:52
- Khơi dậy niềm tin từ lao động - 04/07/2017 08:16
- Thiết bị lái xe định hướng cho người khiếm thính - 27/06/2017 07:11
- 'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính - 27/06/2017 06:48
Các tin khác
- Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Học Phật, tu nhân và làm từ thiện - 05/06/2017 02:39
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh làm đại sứ liên hoan Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2017 - 02/06/2017 08:51
- Thầy giáo trẻ hơn 10 năm làm thiện nguyện ở tỉnh Tuyên Quang - 24/05/2017 03:42
- Chuyện ở lớp xóa mù chữ miễn phí dành cho các bà, các chị - 24/05/2017 03:40
- Cô gái Anh rời quê hương đi nuôi trẻ mồ côi ở Uganda - 27/04/2017 04:02