Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Thuở lọt lòng, hai chàng trai Trần Tất Viên (huyện Bình Lục - tỉnh Hà Nam) và Nguyễn Hữu Chuyền (huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh) đều có một thân hình lành lặn, khỏe mạnh. Thế nhưng số phận như bông đùa, khiến Viên và Chuyền trở thành người khuyết tật, gặp khó khăn trong đi lại. Vượt lên trước những thử thách, sóng gió cuộc đời, hai chàng trai khuyết tật ấy đã nỗ lực học tập, hăng say lao động, truyền đi cảm hứng và nghị lực sống cho người đồng cảnh.
Ước mơ trở thành nhà biên kịch
Ngày cậu bé Trần Tất Viên chào đời, căn nhà nhỏ đơn sơ của gia đình trở nên ấm áp, rộn ràng hơn, bao vất vả, cực nhọc của bố mẹ Viên như được vơi bớt. Nhưng cuộc sống lại chẳng xuôi chèo mát mái với gia đình nhỏ này, sau một cơn sốt cao, di chứng để lại là cậu bé Viên vĩnh viễn bị liệt nửa người bên trái.
Đối diện với bệnh tật của cậu con trai bé bỏng, người mẹ hết mực thương yêu, che chở, chăm sóc; nhưng người cha lại nhẫn tâm chối bỏ và quyết định rời xa hai mẹ con. Người mẹ nông dân nghèo hiền từ ấy đã tảo tần hôm sớm, một mình chăm lo, chữa bệnh cho con. Thương mẹ vất vả, Viên quyết tâm tập luyện để có thể nhúc nhắc đi lại, giúp mẹ làm việc nhà và thậm chí cùng tham gia với mẹ gặt hái rau màu mỗi khi đến mùa thu hoạch.
Mặc dù đời sống khó khăn nhưng Viên luôn được mẹ quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tới trường học tập như chúng bạn. ý thức được việc học cũng như xác định được sức khỏe yếu thì cần phải có tri thức để khẳng định năng lực, bởi vậy Viên đã tập trung, dành toàn bộ thời gian học tập, trau dồi kiến thức, đó cũng là cách để Viên quên đi những lời xì xào bàn tán, chọc ghẹo của mọi người.
Viên được lựa chọn là 1 trong 10 tấm gương thanh niên điển hình tiên tiến
Tuy là con trai nhưng Viên lại rất có năng khiếu viết văn. Mỗi bài văn chàng trai khuyết tật viết đều rất mộc mạc, chất chứa nhiều xúc cảm, ngôn từ nhẹ nhàng, bay bổng. Có được thế mạnh ấy, sau 12 năm đèn sách và có trong tay tấm bằng tú tài loại giỏi, Viên thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài niềm đam mê viết văn thì lý do thứ 2 thôi thúc Viên dự thi vào ngôi trường này chính là có Câu lạc bộ Hoa Đá, nơi Viên có thể sinh hoạt, sẻ chia những tâm tư, được giao lưu với những sinh viên đồng cảnh.
Mang trên mình vóc dáng không lành lặn như những sinh viên cùng lớp nhưng Viên luôn trở thành tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện. Thời gian thấm thoắt trôi, Viên đã trở thành sinh viên năm thứ 3 và cũng là chủ nhân của các suất học bổng vượt khó, giải Khuyến khích cấp trường khi tham gia viết Đề tài khoa học và giải Khuyến khích khoa Văn học năm học 2015 - 2016. Viên mong lắm sẽ hoàn thành xuất sắc 4 năm học Đại học và sớm trở thành nhà biên kịch với nhiều tác phẩm điện ảnh về người khuyết tật.
Không chỉ là sinh viên giỏi, Viên còn có niềm đam mê tham gia các hoạt động tình nguyện. Những ngày đầu bước chân đến giảng đường Đại học, chàng trai khuyết tật đã đăng ký tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ Hoa đá. Sau 3 năm đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp cho Câu lạc bộ, Viên đã được các thành viên tin tưởng bầu làm Phó Chủ nhiệm.
Sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập, cống hiến cho các hoạt động tình nguyện, Viên trở thành tấm gương ngời sáng, truyền đi niềm tin, nghị lực sống cho người đồng cảnh. Thành quả ấy của chàng sinh viên khuyết tật được kết lại bằng phần thưởng đầy tự hào khi Viên được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội chọn là 1 trong 10 tấm gương thanh niên điển hình tiên tiến về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2016.
Truyền nghị lực và truyền nghề cho người đồng cảnh
Cũng giống như Trần Tất Viên, chàng trai khuyết tật Nguyễn Hữu Chuyền đã phải trải qua nhiều vất vả để khẳng định mình. Vốn được sinh ra lành lặn nhưng sau một trận sốt bại liệt, đôi chân của Chuyền đã không thể đi lại, chạy nhảy như chúng bạn. Tuổi thơ của Chuyền gắn liền với chiếc xe lăn, với những buổi tới trường trên lưng của người thân.
Gia cảnh nghèo khó nên Chuyền chỉ theo học hết phổ thông rồi tham gia một khoá học nghề lập trình viên quốc tế cho người khuyết tật tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin. Với sự thông minh, ham học hỏi, Chuyền đã trở thành một trong số ít học viên của lớp đạt chứng chỉ nghề loại giỏi. Sau khoá học, Chuyền không đi xin việc làm mà tiếp tục học thêm khoá học nghề sửa chữa máy tính. Gần một năm vừa học vừa nhận sửa chữa, năm 2010, Chuyền đã mạnh dạn thuê một cửa hàng nhỏ nhận sửa chữa máy tính với số tiền vốn ít ỏi tích cóp được.
Chuyền tận tình hướng dẫn cách sửa chữa máy vi tính cho các học viên đồng cảnh (người ở giữa)
Chuyền chia sẻ: “Thời gian đầu, cửa hàng của tôi gặp nhiều khó khăn do chưa quen khách, nhiều người còn e ngại và không tin tưởng vào tay nghề của một người thợ khuyết tật như tôi. Bằng sự nỗ lực, dần dần tôi đã khẳng định được tay nghề, luôn cố gắng giữ uy tín nên lượng khách hàng ngày càng đông hơn, giúp tôi có nguồn thu nhập ổn định”.
Công việc thuận lợi, chàng trai khuyết tật quyết định nhận dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho người đồng cảnh, hy vọng có thể truyền đi cảm hứng sống, khơi dậy niềm tin, nghị lực vượt qua số phận. Luôn mong muốn giúp đỡ nhiều hơn những mảnh đời bất hạnh, năm 2014, chàng trai khuyết tật đã thêm một lần nữa thực hiện một việc làm táo bạo, đó là thành lập Trung tâm Nghị lực Việt tại Hà Nội để tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. NKT có nhiều cơ hội lựa chọn khi đến với Trung tâm như: nghề sửa chữa máy vi tính, tin học văn phòng, thiết kế website, thiết kế đồ hoạ, kỹ năng kinh doanh, giao tiếp…
Vừa xây dựng, phát triển Trung tâm Nghị lực Việt tại Hà Nội, Chuyền vừa vun đắp ước mơ sẽ thành lập Trung tâm Nghị lực Việt tại Bắc Ninh để mở ra nhiều hơn nữa cơ hội học nghề, có việc làm và thu nhập cho người đồng cảnh tại quê hương, giúp họ thêm tự tin, tự lập cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Nhóm Điểm tựa – Trung tâm PHCN cho người mù trẻ: Nỗ lực xây dựng Sách kỹ thuật số dễ tiếp cận cho NKT - 22/12/2016 04:03
- Đêm nhạc quyên góp quỹ từ thiện dành cho trẻ nghèo vùng cao - 22/12/2016 03:21
- Bữa ăn ấm lòng bệnh nhân nghèo - 12/12/2016 03:31
- Lính biên phòng nuôi trẻ mồ côi - 09/12/2016 07:39
- Ở nơi một cô giáo chỉ đứng lớp… 4 học sinh - 09/12/2016 07:28
Các tin khác
- Người thầy chấm bài dưới ánh đèn đường - 15/11/2016 06:09
- Đi phượt, chiếu phim, chụp hình cho trẻ em - 07/11/2016 03:24
- Người khuyết tật tự tạo việc làm và dạy nghề cho người đồng cảnh - 04/11/2016 03:41
- Quầy quần áo ai thừa cho thiếu nhận - 31/10/2016 03:34
- Hà Nội vinh danh 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2016 - 10/10/2016 10:47