VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Đánh một vòng cung từ Điện Biên, Lai Châu đến Hà Giang, Cao Bằng, nhóm Xuyên Việt vì trẻ em Việt Nam hôm 5-11 đang trải qua ngày cuối ở thành phố Cao Bằng, sửa xe, chuẩn bị lên đường đến nơi kế tiếp là Lạng Sơn.
Các em nhỏ Quảng Nam nhận hình còn nóng hổi từ máy ép dẻo - Ảnh: NGUYỄN PHÚC |
Dọc theo hành trình đất nước bằng xe máy, mục tiêu của nhóm là đi đến 35 địa điểm, trải nghiệm cuộc sống ở những vùng miền, thực hiện hơn ngàn bức ảnh, chiếu phim, tặng tập vở cho trẻ em từ Cà Mau đến Cao Bằng.
Nhóm có sáu người trẻ, 22, 23 tuổi, bạn là sinh viên năm cuối, bạn vừa tốt nghiệp các trường đại học ở TP.HCM gồm: Tô Thị Linh Tâm, Lê Mỹ Duyên, Bùi Văn Dương, Nguyễn Hồng Phúc (ĐH Ngân hàng), Nguyễn Hồng Trung và Nguyễn Hoài Nam (ĐH Sư phạm kỹ thuật).
“Tuổi hai mươi chỉ có thời gian và thanh xuân là hai điều quý giá để cống hiến. Nhóm thực hiện hành trình xuyên Việt, mang niềm vui nhỏ cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, khích lệ các em ước mơ và làm được điều chúng muốn |
TÔ THỊ LINH TÂM, 22 tuổi |
1.300 bức ảnh trẻ em miền núi, đồng bằng
Buổi sáng ở Cao Bằng, nhóm được chủ nhiệm Câu lạc bộ Cao Bằng Discovery dẫn vào một ngôi trường tiểu học vùng 3.
“Đường bêtông mới làm nhiều đá xóc, nhóm di chuyển khá chậm. Các thầy cô ở Trường tiểu học Phúc Dùng thuộc xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên cực kỳ dễ thương và nhiệt tình giúp đỡ nhóm” - Dương chia sẻ.
Như thường lệ, nhóm chơi cùng các thiếu nhi để làm quen, giúp các em tự nhiên, hào hứng trước ống kính. Linh Tâm nói:
“Ở miền Tây và Tây nguyên, các em cởi mở kể cho mình nghe về gia đình, sở thích, nhưng trẻ em ở đây còn e thẹn nhiều, có lẽ cần nhiều thời gian hơn để thân thiết với các em”.
Kế bên trường còn có lớp mẫu giáo nên trong buổi sáng nhóm đã chụp và tặng ảnh cho 90 em. 200 vở trắng được gửi từ TP.HCM lên cũng kịp trao tận tay, mỗi em hai cuốn.
Trước đó, ở đất mũi Cà Mau, nhóm đến lớp mẫu giáo trong chùa người Khmer. Ở Gia Lai nhóm đến trường học thuộc xã Ia Grăng, huyện Ia Grai chỉ vỏn vẹn bốn phòng học với vài bàn ghế cũ. Có những không gian “lãng mạn” mà nhóm đi qua như ngắm sao dưới cánh rừng thuộc huyện Tiên Phước, Quảng Nam.
Nơi nào, trẻ con cũng tò mò, háo hức với những tấm ảnh. Để giúp các bé tự nhiên trước ống kính, nhóm cử một thành viên chọc cười, một tay máy và một người ghi tên.
“Sự vui nhộn của các bé tập trung quanh máy in, máy ép và sự hào hứng đợi quà của trẻ nhỏ làm chúng tôi quên đi mệt nhọc của ngày đường. Khi nhận ảnh, các bé hồ hởi đến mức muốn cầm ảnh ngay sau khi ép nhựa dù rất nóng” - Linh Tâm kể.
Các em nhỏ còn được sờ vào các máy ảnh có ống kính dài nặng ơi là nặng trong tiếng trầm trồ. Vào những buổi tối, nhà dân hay lớp học trở thành rạp chiếu phim tràn ngập tiếng cười trẻ nhỏ.
Ánh sáng chói lòa từ máy chiếu hằn lên mành vải trắng, lấp lánh những câu chuyện ước mơ về người máy tốt bụng Big Hero và những chú Minion vui nhộn.
Qua hai tháng rong ruổi, nhóm đã chụp và in hơn 1.300 tấm ảnh. Phía sau mỗi tấm ảnh các em mang về nhà có dòng chữ về ước mơ do chính các em ghi hoặc em nào chưa biết chữ thì anh, chị ghi giùm.
“Mơ ước của các em xoay quanh cuộc sống hiện tại. Các em ở An Giang gần đồn biên phòng thì muốn làm công an. Các em ở những nơi khác muốn được đi học. Có em muốn kiếm nhiều tiền...” - Linh Tâm cho biết.
Các em nhỏ ở Sóc Trăng xem những anh chị trong nhóm chỉnh hình - Ảnh: NGUYỄN PHÚC |
Ghi cho chính mình những câu chuyện đẹp
Mỗi tấm ảnh cần 7.000 đồng. Để có tiền lên đường, năm người trẻ trước đó đi làm, đi thực tập, bán áo thun, tích góp được 13 triệu đồng/người. Họ lên bài tính cho kinh phí tổ chức và hoạt động tình nguyện.
Rồi đi mượn máy ảnh, máy in, máy chiếu, máy ép, quyên góp tập vở, liên lạc với các tình nguyện viên địa phương để được hỗ trợ địa điểm, chỗ ngủ. Họ cũng quyên góp được hơn 10 triệu đồng từ các mạnh thường quân.
Với Mỹ Duyên - cô gái lần đầu “đi bụi” hơn 2.000km, đây không phải là chuyến phượt chỉ đi rồi ngắm cảnh mà còn lưu lại những điều ý nghĩa ở những nơi đã đi qua.
“Tôi muốn dành thời gian lúc mình còn trẻ để ngắm hết đất nước và có khoảng thời gian thật đẹp trước khi lao vào guồng quay mưu sinh” - Duyên thổ lộ.
Cũng vậy, các thành viên khác cũng có những câu chuyện góp nhặt, thấm thía từ chuyến đi. “Ví dụ ở ngôi trường với số đông là học sinh người Mông, chúng tôi chứng kiến và được nghe các thầy cô kể về học trò sống trong rừng sâu, băng đường lởm chởm đá đến trường. Đó là những điều chúng tôi sẽ nhớ mãi, là kỷ niệm đẹp không thể nào quên” - Linh Tâm kể.
Duyên thì thổ lộ: “Đi những nơi mới, gặp con người mới, tụi mình có nhiều cách nhìn về cuộc sống. Tụi mình nghĩ chưa có tiền nhưng có sức trẻ. Làm những việc nhỏ có ích và giúp cuộc sống vui hơn thì tại sao lại không?”.
Linh Tâm đặt câu hỏi: “Ai trong chúng ta từ thuở bé không ấp ủ một ước mơ nhưng mấy ai sẽ luôn giữ, theo đuổi và biến nó thành hiện thực?”. Nguyễn Hoài Nam thì cho biết đây là một dự án thực sự, từ lên ý tưởng đến tổ chức các khâu và thực hiện.
“Tôi học được việc lên kế hoạch bài bản cho một dự án. 22 tuổi rồi phải chứng minh là mình tự lo được. Tụi mình đưa ra quyết định sẽ thực hiện chuyến đi và được cha mẹ, gia đình ủng hộ”.
Các em nhỏ Sóc Trăng thử chiếc máy ảnh nặng ơi là nặng - Ảnh: NGUYỄN PHÚC |
Mỗi điểm đến ở các tỉnh thành, cứ một ngày đi đường, các bạn dành một ngày làm chương trình. Những nơi có nhiều điểm trường, nhiều học sinh thì các bạn ở lại thêm một ngày nữa.
Lịch trình của nhóm qua 35 địa điểm, phần lớn là vùng sâu vùng xa ở Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Tây Ninh, Bình Phước, Đăk Song, Sơn La, Điện Biên, A Pa Chải, Mường Lai, Sa Pa, Lũng Cú, Cao Bằng... Hành trình của nhóm Xuyên Việt vì trẻ em Việt Nam bắt đầu ngày 5-9 từ TP.HCM, dự kiến kết thúc vào ngày 10-11 tại Hà Nội.
Nguồn: tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Bữa ăn ấm lòng bệnh nhân nghèo - 12/12/2016 03:31
- Lính biên phòng nuôi trẻ mồ côi - 09/12/2016 07:39
- Ở nơi một cô giáo chỉ đứng lớp… 4 học sinh - 09/12/2016 07:28
- Những chàng trai khuyết tật truyền cảm hứng, nghị lực sống cho người đồng cảnh - 21/11/2016 03:12
- Người thầy chấm bài dưới ánh đèn đường - 15/11/2016 06:09
Các tin khác
- Người khuyết tật tự tạo việc làm và dạy nghề cho người đồng cảnh - 04/11/2016 03:41
- Quầy quần áo ai thừa cho thiếu nhận - 31/10/2016 03:34
- Hà Nội vinh danh 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2016 - 10/10/2016 10:47
- Người thợ máy mở quán cà phê khuyến học - 10/10/2016 03:05
- “Không gian đọc” của cô Phương - 10/10/2016 02:59