Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....1500 cuốn sách đã được cô Phương ở Củ Chi gom góp để tạo ra một nơi chốn yên lành cho các em nhỏ đọc sách, mượn sách... Nơi này không cần người trông coi.
Các em nhỏ chăm chú nghe cô Phương kể chuyện, có khi các em bắt cô kể một lúc mười mấy câu chuyện cho nghe |
Giữa trưa, ông Nguyễn Văn Nghĩa, trong bộ quần áo lao động, cầm mấy cuốn sách thiếu nhi cẩn thận gói trong túi nilông mang đến nhà cô giáo Huỳnh Thị Thanh Phương (xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM), nói: “Cô cho bé nhà tui trả mấy cuốn sách mượn hôm trước”.
Con gái ông Nghĩa là Nguyễn Thị Thanh Trúc, học sinh lớp 6 Trường THCS An Phú. Trúc là độc giả trung thành của “Không gian đọc Củ Chi” do cô Phương mở tại nhà để trẻ đến đọc, mượn sách miễn phí.
“Không gian đọc Củ Chi” được cô Phương mở ra cách đây hai năm với khoảng 200 đầu sách. “Hiện tủ sách có hơn 1.500 cuốn gồm các thể loại như văn học trong và ngoài nước, lịch sử, địa lý, truyện tranh và cả sách giáo khoa.
Sách này chủ yếu được tặng từ các nhóm sinh viên tình nguyện, tác giả, nhà xuất bản, nhà hảo tâm trong cả nước biết hoạt động của “Không gian đọc” qua Facebook gửi tặng các em học sinh đọc” - cô Phương chia sẻ.
Cô Phương tranh thủ sắp xếp lại sách cho gọn gàng |
Điểm đặc biệt là “Không gian đọc” ở nhà cô Phương hầu như không có người trông coi.
Cô làm sẵn một cuốn sổ to để bạn đọc đến mượn tự ghi tên mình vào sổ, khi mang trả thì tự gạch. “Tôi muốn tập cho trẻ tính trung thực, tự giác” - cô Phương bảo.
Ở nhà cô Phương, sách chất đầy các kệ trong nhà, treo lên cửa cho bắt mắt, để ngoài hiên và trẻ cứ đến coi xong tự sắp xếp lại.
Rồi khi đi dạy tại Trường tiểu học An Bình 2 (xã An Phú), cô Phương lại chở theo một thùng sách phía sau để “giờ ra chơi bày ra, em nào thích thì đọc”.
“Trong ấp có nhiều gia đình nghèo không có điều kiện quan tâm đến việc học của con em, thấy đọc sách hay, các em sẽ mê tìm kiếm tri thức và tìm mọi cách để được đến trường...” - cô Phương tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa mang sách đến nhà cô Phương trả thay cho con gái |
Ngay cả giấc trưa cũng có rất đông em nhỏ đến nhà cô tranh thủ đọc sách |
Ngoài sách vở, cô Phương còn giúp các em có trò giải trí hấp dẫn và thỏa sức sáng tạo |
Nguồn: Tuoitre.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đi phượt, chiếu phim, chụp hình cho trẻ em - 07/11/2016 03:24
- Người khuyết tật tự tạo việc làm và dạy nghề cho người đồng cảnh - 04/11/2016 03:41
- Quầy quần áo ai thừa cho thiếu nhận - 31/10/2016 03:34
- Hà Nội vinh danh 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2016 - 10/10/2016 10:47
- Người thợ máy mở quán cà phê khuyến học - 10/10/2016 03:05
Các tin khác
- Quán cơm miễn phí cho người lao động nghèo - 05/10/2016 07:42
- Những người ươm mầm tương lai cho trẻ khuyết tật - 05/10/2016 07:21
- Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật - Kinh nghiệm của Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen - 05/10/2016 07:14
- Người chuyên lo chuyện bao đồng nổi tiếng Quảng Trị - 28/09/2016 10:27
- Chàng trai đi gom tiền lẻ giúp hàng trăm mảnh đời bất hạnh - 28/09/2016 03:00