Thứ tư, 03 Tháng 2 2016 07:19

Giữa những biến động của nền kinh tế - xã hội, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã có một năm vượt khó thành công với sự tìm tòi, sáng tạo, đổi mới trong hoạt động Hội TW và các tổ chức thành viên đã có được những thành quả đáng ghi nhận, tiếp tục ghi dấu ấn mới trong công tác bảo trợ người yếu thế; đồng thời tạo ra những thay đổi tích cực, bền vững trong việc nâng cao đời sống của người khuyết tật, trẻ mồ côi và người yếu thế khác trong cả nước.

 

Quan tâm đến đời sống tinh thần cho đối tượng

 

Nhìn lại kết quả hoạt động Hội năm 2015, có thể thấy, các tỉnh, thành Hội đã có sự quan tâm, trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi góp phần tích cực vào việc được nâng cao đời sống về cả về vật chất và tinh thần. Đây là một sự chuyển hướng hết sức tích cực của hoạt động Hội vốn trước đây thường chú trọng nhiều đến các hoạt động hỗ trợ vật chất, đời sống hàng ngày.

 

Các cấp Hội đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao; vừa phục vụ công tác tuyên truyền, vận động Quỹ vừa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, tập luyện nâng cao sức khỏe của đối tượng. Cùng với chương trình truyền hình trực tiếp “Một trái tim - Một thế giới” lần thứ 12 do Trung ương Hội tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm Ngày NKT Việt Nam 18/4, các tỉnh, thành Hội cũng đã tổ chức nhiều chương trình văn nghệ truyền hình trực tiếp, đêm nhạc từ thiện, Hội nghị Biểu dương NKT, TMC và người bảo trợ tiêu biểu; xây dựng chuyên mục định kỳ về hoạt động Hội trên Báo, Đài Truyền hình địa phương...

IMG 3366

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Lương Phan Cừ tặng quà Tết đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Qua các hoạt động này, Hội đã góp phần nâng cao nhận thức về NKT, TMC, thay đổi nhận thức theo cách tiếp cận mới dựa trên quyền, khắc phục dần cách tiếp cận nhân đạo, từ thiện đơn thuần; thu hút sự quan tâm, ủng hộ vật chất, tinh thần của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, toàn xã hội vào việc trợ giúp NKT, TMC và những đối tượng yếu thế khác.

 

Nhiều tỉnh, thành Hội đã mạnh dạn tổ chức các chương trình mới, mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền như: Hà Nội tổ chức Tọa đàm “tôn vinh tình yêu hạnh phúc gia đình của NKT”, Thái Bình tổ chức Hội nghị Biểu dương NKT tiêu biểu trong SXKD; Quảng Nam tổ chức Ngày Hội vì cộng đồng “kết nối tình bằng hữu cho tương lai tươi đẹp”; Hải Dương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Hoài khúc tương thi” của tác giả NKT Nguyễn Hữu Thịnh. Một số tỉnh, thành đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, TDTT, du lịch như: TP.Hồ Chí Minh tham gia đồng tổ chức Ngày hội Suối Tiên, tổ chức cho trẻ khuyết tật tham dự cổ vũ giải bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Khánh Hòa tổ chức cho trẻ khuyết tật đi du lịch với chủ đề “Ngày hội trẻ khuyết tật”; Quảng Ninh tổ chức cho NKT, TMC đi thăm Vịnh Hạ Long….

 

Qua những hoạt động kể trên, năm 2015, Trung ương Hội và các tổ chức thành viên đã góp phần tuyên truyền chính sách, pháp luật về NKT, TMC cũng như hoạt động Hội, vận động quỹ, tri ân nhà tài trợ, làm tăng hiệu quả nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm của xã hội đối với các đối tượng yếu thế, nhất là thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ, những người có tấm lòng thiện nguyện đến với hoạt động Hội, chia sẻ với NKT, TMC và người nghèo.

 

Sự bền vững trong công tác trợ giúp đối tượng

Từ thực tiễn, Nghị quyết Đại hội IV của Hội (tháng 4/2012) đã đề ra 6 chương trình hoạt động trọng tâm: mổ mắt, thay thủy tinh thể; Tặng xe lăn, phương tiện trợ giúp; Học bổng, xe đạp cho trẻ mồ côi; Đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Phẫu thuật, chỉnh hình và Hỗ trợ cho NKT, TMC tại địa bàn xã. Năm 2015 Hội đã tập trung thực hiện 6 chương trình này và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khác cho đối tượng như thăm hỏi, tặng quà, xây nhà tình thương, mổ tim, khám bệnh cấp thuốc, tặng thẻ BHYT…

 

Nhìn chung, các hoạt động trợ giúp của Hội đã bao phủ một cách tương đối nhu cầu cuộc sống cơ bản của người khuyết tật, trẻ mồ côi. Các chương trình do Hội thực hiện qua nhiều năm như: đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và hỗ trợ NKT, TMC tại xã xây dựng nông thôn mới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thường xuyên được sơ kết, tổng kết đánh giá để tìm được hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả cao qua cho từng năm thực hiện. Hà Tĩnh với việc kết nối với doanh nghiệp tổ chức nuôi, dạy TMC và chương trình học bổng dài hạn cho các cháu tiếp tục được nhiều tỉnh, thành như An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Phú Thọ, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh... triển khai, hỗ trợ yên tâm đi hết con đường học vấn. Một số tỉnh như Đồng Tháp, Nghệ An vận động nhà tài trợ chuyển từ tổ chức khám chữa bệnh miễn phí thành tặng thẻ BHYT có hiệu quả hơn, giúp đối tượng chủ động khám bệnh theo nhu cầu... Những hoạt động này cho thấy, Hội đã và đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề trợ giúp dựa trên nhu cầu, quyền lợi chính đáng của đối tượng để mang lại hiệu quả bền vững hơn, góp phần bảo đảm quyền cho NKT và đối tượng yếu thế khác.

 

Bên cạnh đó, hoạt động của Hội đã vươn tới các đối tượng khác với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như xây cầu, xây trường mầm non, khám chữa bệnh, tặng quà cho người nghèo nước bạn (Campuchia). Hoạt động bảo trợ đã thể hiện sự quan tâm đến các tổ chức của NKT, nhóm tự lực, tạo điều kiện để những người đồng cảnh động viên, trợ giúp nhau phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Việc mở rộng này vừa thể hiện tính nhân văn, vừa tạo ra sức lan tỏa về hình ảnh Hội trong hoạt động trợ giúp cộng đồng.

 

Nâng cao năng lực cán bộ, phát huy sự gắn kết trong Hội         

 

Một trong những nguyên nhân giúp Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả chính là nhân tố con người. Với 45 Hội cấp tỉnh, thành; 276 Hội cấp quận, huyện; 1.815 Hội cấp xã, hơn 2.000 chi Hội cơ sở và hàng chục vạn hội viên cá nhân; Hội có lợi thế rất lớn ở mạng lưới hoạt động, kịp thời nắm bắt tình hình đối tượng để triển khai các hoạt động trợ giúp. Để đáp ứng được yêu cầu của nghề công tác xã hội trong xu thế mới, Hội đã hết sức quan tâm tới việc nâng cao trình độ, chất lượng cho đội ngũ cán bộ. Bám sát nội dung “Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp NKT” trong Đề án 1019, nhiều tổ chức Hội đã triển khai hoạt động tập huấn với nhiều nội dung, hình thức khác nhau, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

 

Tháng 7/2015, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1019 và Tập huấn về nghề CTXH cho 130 cán bộ Hội của 44 tỉnh, thành đã được Trung ương Hội tổ chức và sau đó được các nhiều tỉnh, thành Hội phát huy, nhân rộng tại địa phương. Các lớp tập huấn kỹ nãng sống, khởi nghiệp kinh doanh, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, quản lý rủi ro trong thiên tai... cho NKT, các nhóm tự lực cũng được một số tỉnh, thành Hội quan tâm, tổ chức.

 

Đặc biệt, trong quá trình triển khai các công việc cụ thể, Hội đã có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác, giữa TW Hội với các tổ chức thành viên, giữa các Hội địa phương với nhau, tranh thủ được sự ủng hộ, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ. Mối quan hệ giữa Trung ương Hội và các địa phương ngày càng gắn bó đã góp phần hỗ trợ nhau thực hiện các nhiệm vụ và bảo đảm tính thống nhất trong Hội. Trong nãm qua, Trung ương Hội đã chuyển hướng một số hoạt động như chương trình “Một trái tim - Một thế giới” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vừa để khai thác thêm các nhà tài trợ tiềm nãng, vừa tạo điều kiện cho các tỉnh, thành Hội phía Nam cùng tham gia. Hay việc tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Luật NKT và Đề án 1019, Tập huấn nghề CTXH tại Lâm Đồng – tỉnh Hội có nguồn vận động Quỹ cao nhất cả nước trong nhiều năm liền – tạo cơ hội để các tỉnh, thành Hội trao đổi, học tập kinh nghiệm. Tiện ích của công nghệ thông tin đã được Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội duy trì thường xuyên nên đã được cải thiện rõ rệt, đảm bảo tính kịp thời, chính xác, hiệu quả.

 

*   *  *

Năm 2015 đã đi qua với sự khởi sắc trong nhiều hoạt động của cả hệ thống Hội. Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội đã tập trung chỉ đạo, điều hành một cách nhạy bén, phù hợp với tình hình mới, kết nối các tổ chức thành viên cùng thống nhất hành động, hỗ trợ, thúc đẩy nhau trong một hệ thống gắn kết. Hội đã cùng nhau trãn trở, trao đổi, quyết tâm đổi mới hình thức hoạt động, cách làm sáng tạo, có sự đầu tư trước mắt và lâu dài. Bước sang năm 2016, hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh về uy tín, mạng lưới tổ chức, con người để tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động vận động, “giữ chân” nhà tài trợ lâu nãm bằng cách làm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ và khai thác được nhiều nhà tài trợ mới; đẩy mạnh các chương trình trợ giúp đối tượng mang tính bền vững, sát với nhu cầu đối tượng, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách, pháp luật về người khuyết tật, trẻ mồ côi.  


Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi