Thứ sáu, 24 Tháng 2 2012 17:01

Ông Vũ Văn Đường (duong.v.vu@...) hỏi: Trường hợp người khuyết tật, có Giấy giám định Y khoa ghi mất sức lao động 35%, đã làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp nhưng UBND phường không chấp nhận với lý do khuyết tật nhẹ, không được xét, như vậy có đúng quy định không?


Thắc mắc của ông Đường được Luật sư Lê Văn Đài, Trưởng Văn phòng Luật sư Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn như sau:

 

Tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CPngày 13/4/2007. Theo đó, sửa đổi khoản 4 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm: "Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ".

 

Quy định này không nêu rõ chi tiết như thế nào được coi là người tàn tật nặng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đối với người tàn tật có thuộc diện được trợ cấp hàng tháng hay không lại phụ thuộc vào tiêu chí "không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ".

 

Theo quy định tại khoản 3, Điều 15 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 thì: Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

 

Theo khoản 2, Điều 17 Luật Người khuyết tật thì Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.

 

Trường hợp ông Đường nêu, người khuyết tật đã được Hội đồng Giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động là 35%, tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

 

Theo đó, có thể UBND phường đã dựa vào tiêu chí "không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ" theo quy định của khoản 4, Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP (được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP) và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 35% để xác định mức độ khuyết tật nhẹ, có khả năng lao động hoặc có khả năng tự phục vụ. Do đó không thuộc diện hưởng trợ cấp.

 

Tại thời điểm này, nếu người khuyết tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ; hoặc chờ đến khi có quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật, thì người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến UBND phường yêu cầu xác định lại mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 20 Luật Người khuyết tật, để làm căn cứ xét hưởng trợ cấp.

 

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

(Theo baodientu.chinhphu.vn)

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi

TIÊU ĐIỂM

Nghệ sĩ Trần Lập qua đời ở tuổi 42
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư trực tràng, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường đã trút hơi...
Bớt hội họp để tập trung chống xâm nhập mặn
Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các cấp giảm hội họp, huy động cả hệ thống chính trị để phòng,...
Sở Y tế Đắk Lắk xin lỗi nữ sinh bị cưa chân
Chiều 17/3, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin về trường hợp nữ sinh Lê Thị...