Hành động của người mẹ và cậu con trai khuyết tật xin cho con ngồi gần ổ điện khiến giám thị từ bất ngờ đến nghẹn ngào, cảm phục.
Thí sinh đặc biệt
Ngày 26/4 vừa qua, một phụ huynh chạy xe máy, đưa con đến tận phòng thi học sinh giỏi cấp huyện, xin phép thầy giám thị cho nam sinh ngồi cạnh ổ điện. Yêu cầu kỳ lạ này khiến thầy ngỡ ngàng.
Thuận tại kỳ thi học sinh giỏi huyện môn Toán vừa qua.
“Và chị ấy trình bày vì cháu nhà em không viết được nên cháu xin thi bằng máy tính thầy cho cháu ngồi gần ổ điện để cắm điện. Em em sợ đang thi máy tính hết điện. Lúc đó tôi nhìn sang bên cạnh. mới biết đó là em học sinh khuyết tật, tự dưng trong tôi có một sự xúc động và cảm phục. Và tôi bảo: vâng chị cứ ra ngoài cổng trường chờ đi.
Khi làm bài thi tôi càng khâm phục em hơn khi em sử dụng máy tính một cách thành thạo với những ngón tay co cứng run run nết chậm chạp trên bàn phím. Sau 120 phút em đã hoàn thành bài thi mà không đầu hàng trước một phép tính nào” – thầy Ngô Trường, giám thị trong kỳ thi học sinh giỏi huyện môn Toán cấp THCS ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh chia sẻ.
Thí sinh đặc biệt đó là Nguyễn Đức Thuận, học sinh lớp 7 Trường THCS Đại Xuân (Quế Võ).
Thuận em trai trong gia đình có 4 người, trên là anh trai đang học Trường ĐH Y Hà Nội, bố là quân đội, mẹ làm nông nghiệp.
Thuận khuyết tật bẩm sinh, không thể cầm bút. Gia đình đã xin phép Phòng giáo dục huyện cho phép em sử dụng máy tính. Người mẹ sợ máy hết pin khi con đang làm bài nên mới mở lời với giám thị.
Mẹ con và hành trình gian nan
Trò chuyện với VietNamNet, bà Hoài-mẹ Thuận tâm sự: “Thuận bẩm sinh đã thiếu may mắn hơn các bạn. Con 4 tháng khóc ròng rồi phải đi mổ mắt ở bệnh viện Mắt TƯ. Tay con lúc mới sinh đã co quắp lại như chiếc còng gà. Cháu lại bị thêm các bệnh về phổi. Thuận không thể cầm bút, gặp khó khăn trong đi lại và phát âm”.
Thuận trên bục nhận giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện môn Toán vừa qua.
Sau nỗi buồn và những giọt nước mắt xót xa, người mẹ vẫn quyết tâm không gục ngã. Thấy con từ nhỏ đã hiếu học, mong muốn con phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa, gia đình xin cho con vào trường mẫu giáo cho trẻ bình thường.
3 năm đầu khi học mẫu giáo, 2 năm học tiểu học bà Hoài ngày đều đặn vài lượt cùng con đi học, về nhà. Thời gian đầu, người mẹ phải bên cạnh giữ con trong suốt giờ học vì người Thuận mềm oặt.
Kinh tế gia đình khi đó chỉ trông vào đồng lương hơn 1 triệu đồng của bố Thuận. Những khi cuối tuần bà Hoài tranh thủ đi làm thêm đủ thứ việc để có tiền nuôi con: từ đi làm đồng thuê, nấu cỗ thuê, nhận may thêm.
Năm lớp 3, Thuận mới tự lên lớp, gia đình phải đóng thêm chỗ kê chân để em ngồi vững. Đến lớp 6, em chủ động đề nghị nhà trường cho phép sử dụng máy tính trong quá trình ghi chép bài ở lớp.
Hỏi người mẹ sức mạnh nào khiến bà kiên trì, nỗ lực cùng con như vậy, người mẹ chỉ cười hiền hậu: “Là mẹ ai chắc cũng như tôi, muốn điều tốt đẹp nhất cho con mình. Nghĩ vậy nên mọi vất vả đến mấy rồi cũng vượt qua”.
Những ngày đầu đưa con lên lớp, bà Hoài nhớ lại: “Trong khi nhiều bạn bè, thầy cô giúp đỡ thì không ít bạn nghịch ngợm, chọc ghẹo, đánh con khiến tôi buồn lắm”.
“Rồi ở trường có người hiểu những cũng có người coi thường cháu. Biết con học tốt, giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học đề nghị hiệu trưởng cho cháu đi thi học sinh giỏi, thi giải toán trên mạng nhưng bị từ chối. Mãi đến năm lớp 5, Thuận và mẹ cứ lên xin thầy hiệu trưởng và đề xuất việc sử dụng máy tính thay vì ghi chép vào giấy. Thuyết phục mãi rồi gần đến ngày thi con cũng được chấp nhận. Nào ngờ năm đó chỉ cháu được giải”.
Năm lớp 5, em giành giải ba Toán qua mạng, giải khuyến khích Tin học trẻ. Lên lớp 6, nam sinh tiếp tục gặt hái thành công trong kỳ thi Toán qua mạng. Trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua, em đoạt giải khuyến khích môn Toán cấp huyện và giải Nhì thi giải Tin học trẻ qua mạng của huyện..
Năm đó Năm ngoái, Thuận và gia đình phải trải qua quãng thời gian đặc biệt khó khăn. Em chưa thể hòa nhập với môi trường mới, thêm căn bệnh bẩm sinh khiến Thuận khó kiểm soát, thường bật cười khi bị kích thích, dễ bị các bạn hiểu nhầm em đang khiêu khích. Năm nay, tình hình được cải thiện, bạn bè, thầy cô hiểu rõ hơn hoàn cảnh của Thuận.
Nhìn con kiên trì học tập, không bao giờ nản lòng hoặc buồn vì số phận, người mẹ như bà Hoài thấy nhẹ lòng hơn.
Trò chuyện với Thuận, dù khó khăn nhưng em luôn lạc quan và hy vọng có thể trở thành nhân viên công nghệ thông tin. Bà Hoài và gia đình đều mong và tin tưởng với quyết tâm Thuận sẽ sớm hiện thực hóa những ước mơ của mình.
Nguồn: Báo tầm nhìn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tình đẹp trên đôi nạng gỗ - Câu chuyện của hai con người chưa bao giờ đầu hàng số phận - 26/05/2016 03:10
- Chàng trai khuyết tật truyền cảm hứng sống cho người khác - 26/05/2016 03:05
- Cô gái khuyết tật và ước mơ về tương lai tươi sáng cho người đồng cảnh - 19/05/2016 07:45
- Truyền nghị lực sống cho phụ nữ khuyết tật - 19/05/2016 07:39
- Không đầu hàng số phận - 19/05/2016 07:26
Các tin khác
- Đồng hành cùng Hội để giúp người thiệt thòi Việt Nam - 11/05/2016 05:05
- Lan tỏa thông điệp yêu thương và tinh thần nghị lực - 11/05/2016 05:01
- Thiện duyên và chí nguyện của “Cô Chu” - 11/05/2016 04:49
- Cô bé mồ côi với ước mơ trở thành Luật sư giúp đỡ người nghèo - 11/05/2016 04:46
- Vươn lên từ những thử thách của cuộc sống - 11/05/2016 04:40