Tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, đời sống đồng bào dân tộc Dao vốn gặp nhiều khó khăn do thiếu nước sản xuất, tỉ lệ hộ nghèo cao. Những năm qua, Huyện Thanh Sơn xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện miền núi Thanh Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì chừng 100km, đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm tới 58,2%. Đây là một trong huyện khó khăn nhất, nhì của Phú Thọ, Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn loay hoay với bài toán “nuôi con gì, trồng cây gì” để mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sự bứt phá thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Từ năm 2012 đến nay, nhờ những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Chính phủ, những năm gần đây, bà con người Dao trong huyện đã xóa bỏ lối sản xuất thuần nông lạc hậu, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, chất lượng cao vào sản xuất... Đặc biệt để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo huyện đã đã mạnh dạn tham gia “Dự án Ứng dụng các tiến bộ KHCN trong chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi” của Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) chủ trì thực hiện.
Trước khi thực hiện dự án đã tiến hành khảo sát và nhận thấy chăn nuôi bò nơi đây vẫn theo tập quán chăn thả tự do kết hợp cho ăn thêm rơm rạ, cỏ cắt, một ít bột ngô, cám gạo; quy mô đàn nhỏ lẻ (mỗi hộ thường nuôi 1 - 2 con, một số ít có điều kiện nuôi 5 - 10 con); việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cải tạo giống bò, vỗ béo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chưa được quan tâm, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, việc dự trữ thức ăn xanh, khô, thô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò còn hạn chế, vì vậy hàng năm cứ đến mùa đông là có trâu, bò bị chết đói. Vì vậy cần thiết đầu tư giống cỏ có năng suất, chất lượng cao cũng như các kỹ thuật cho người chăn nuôi; mặt khác việc áp dụng công nghệ chế biến phế, phụ phẩm sẵn có của địa phương làm nguồn thức ăn cho gia súc...
Để dự án thực hiện hiệu quả, chính quyền địa phương và ban quản lý dự án đã chọn bò cái địa phương làm bò nền và 4 bò đực, trong đó có 3 giống bò Brahman đỏ. Sử dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng và phối giống trực tiếp bằng bò đực Brahman đỏ. Với kỹ thuật này, năng suất đàn bê sinh ra có khối lượng cơ thể lớn hơn, sinh trưởng nhanh hơn, năng suất sinh sản và chất lượng đàn bò cao hơn từ 15 - 20% so với bò địa phương.
Kiểm tra mô hình nuôi bò nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Trong quá trình nuôi bò, các hộ gia đình được áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng, vỗ béo, thú y phòng bệnh, chế biến, sử dụng thức ăn thô... Đặc biệt, khi ứng dụng KHCN trong chăn nuôi nhốt vỗ béo giai đoạn giết thịt, không những tăng năng suất mà còn kiểm soát được an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Mặt khác hỗ trợ đồng bào dân tộc tham gia triển khai đồng thời các biện pháp nuôi bò sinh sản, trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, xử lý chất thải rắn của bò ...đảm bảo tính phát triển liên tục của đàn bò và tự chủ trong đảm bảo thức ăn và chăm sóc.
Là 1 trong 122 gia đình của huyện Thanh Sơn được chọn tham gia dự án nuôi bò sinh sản hoặc bò thịt, năm 2017, gia đình ông Đặng Văn Thư dân tộc Dao, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn được hỗ trợ nuôi 2 con bò cái và 1 con bò đực chăn nuôi bò thịt theo hướng thâm canh. Gia đình được tập huấn, trang bị những kiến thức đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, một số biểu hiện của bò khi mắc bệnh, vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho bò, kỹ thuật vỗ béo cho bò, xử lý ủ phân thành phân hữu cơ… theo phương thức "cầm tay chỉ việc". Trên diện tích đất xấu chỉ trồng được một vụ, ông Thư được hướng dẫn trồng cỏ VA06, thu hoạch 4 lứa/năm, tạo nguồn thức ăn thô cho đàn bò. Sau 3 năm thực hiện dự án, từ 2 con bò sinh sản được cấp, đàn bò của gia đình ông Thư đã phát triển lên 5 con với tổng giá trị 140 triệu đồng. Thu nhập từ nuôi bò cùng với một số khoản thu nhập khác của nhà nông đã giúp gia đình ông Thư thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập trung bình khá.
Kiểm tra mô hình nuôi bò nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Trong tổng số 122 hộ gia đình người dân tộc huyện Thanh Sơn được chọn lựa tham gia dự án đã có 26 hộ nghèo đã được đánh giá chính thức thoát nghèo; 16/20 hộ cận nghèo trở thành hộ khá sau khi tham gia dự án. Đối với mô hình nuôi bò sinh sản, tỷ lệ bò có chửa đạt trên 97%, số bò đã sinh sản đạt trên 70% (bê con có độ tuổi >6 tháng, đạt tiêu chuẩn về khối lượng và chất lượng giống); các hộ đã triển khai thực hiện tốt mô hình trồng cỏ năng suất cao, chế biến thức ăn thô xanh và mô hình xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi. Đối với mô hình nuôi bò tham canh, mô hình nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt, các hộ đã và đang triển khai, đã góp phần tạo ra những bê con, bò thịt có khối lượng trung bình tăng 20-30% so với trước khi thực hiện dự án, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Sau khi tham gia dự án, thu nhập bình quân của một hộ dân từ không có hoặc không ổn định lên mức 2,83 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này đã góp phần thực hiện tiêu chí giảm nghèo cho các hộ dân tham gia.
Đến nay, dự án đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết được lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho hộ dân vùng nông thôn, miền núi. Mô hình triển khai có hiệu quả, phù hợp với trình độ của người dân, có sức lan tỏa rộng. Đã có nhiều hộ dân trong vùng dự án sau khi được tập huấn đã nhân rộng mô hình theo quy mô gia trại, không cần hỗ trợ .
Vũ Kiên
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tín dụng chính sách xã hội “điểm sáng” trong chính sách giảm nghèo - 03/04/2023 07:54
- Huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững - 31/03/2023 08:08
- GDP quý I/2023 ước tăng 3,32% - 29/03/2023 06:34
- Truyền thông chính sách: Nhân rộng năng lượng tích cực - 28/03/2023 07:18
- Công nghệ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mới cho dệt may Việt Nam - 26/03/2023 23:04
Các tin khác
- Huyện Hà Quảng - Đa dạng hóa mô hình giảm nghèo bền vững - 09/03/2023 23:17
- Giá cà phê nội địa xu hướng ổn định - 09/03/2023 02:25
- Miền Bắc sắp đón không khí lạnh - 07/03/2023 04:25
- Trung Chải nỗ lực hiện tốt công tác giảm nghèo - 06/03/2023 08:09
- Đẩy mạnh truyền thông sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023 - 06/03/2023 08:04