Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 19 Tháng 7 2021 17:13

Ngô (hay còn được gọi là bắp) là món ăn yêu thích của nhiều người. Không chỉ có ý nghĩa trong ẩm thực mà ngô còn được dùng nhiều trong chăn nuôi. Đặc biệt râu ngô (ngọc mễ tu) và hạt ngô là vị thuốc được dùng rất phổ biến.

 

Râu ngô có chứa dầu béo, tinh dầu, các hợp chất dạng resin, glucoside đắng, saponin, alkaloid, zeaxanthin, xitosterol, myo-inositol, các phức hợp steroid, vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin K, vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic và nhiều chất vi lượng khác.

Râu ngô là hỗn hợp các vitamin và các vi chất tự nhiên cần thiết, như chất chống oxy hóa. Râu ngô có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp, hạ đường huyết, cầm máu và lợi mật.

 

Râu ngô (ngọc mễ tu) là vị thuốc rẻ tiền trị nhiều bệnh rất hiệu quả.

Theo Đông y, râu ngô: Vị ngọt, tính bình; vào can, thận (tỳ vị). Hạt ngô: Vị ngọt tính bình; vào Tỳ Vị, có tác dụng bổ trung ích khí.

Râu ngô lợi thuỷ, tiết nhiệt, bình can, lợi đởm; được dùng làm thuốc thông mật trong điều trị vàng da phù nề; viêm gan, viêm túi mật, sỏi túi mật; làm thuốc lợi tiểu trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận, huyết áp cao. Râu ngô là vị thuốc thông mật lợi tiểu an toàn nhất nên được dùng trong rất nhiều bệnh. Liều dùng, cách dùng: 30 - 60g dạng khô, 100 - 200g dạng tươi.

Một số bài thuốc có râu ngô

Chữa viêm thận, viêm bàng quang: Râu ngô 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề 50g, sài đất 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

Viêm gan, tắc mật  tiểu vàng, vàng da, viêm thận cấp tiểu đỏ: Râu ngô 50g – 100g hay bấc (phần lõi cây ngô) 150g. Sắc uống.

Chữa đái tháo đường: Hạt ngô ngâm ủ cho mọc mầm, dùng mầm ngô sấy khô, ngày uống 20 – 30g, uống với nước ngọn khoai lang đỏ.

Thực đơn chữa bệnh có râu ngô

Nước uống cho người bệnh viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da: Dùng nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng hoặc nước râu ngô pha đường để lạnh, chia uống nhiều lần trong ngày.

 

Nước râu ngô hãm đặc uống nóng hoặc pha đường để lạnh là thức uống lý tưởng cho người bệnh viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da.

Món ăn cho người bệnh đái tháo đường: Thịt lợn nạc 100g, râu ngô non 100 – 200g. Hầm nhừ, thêm gia vị ăn.

Món ăn cho người bị lao phổi khái huyết: Râu ngô 50g, tiểu kế 20g, tinh hoàn gà 2 đôi. Hầm nhừ, thêm gia vị ăn. 

Món ăn cho người bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật: Râu ngô 100g, ong non 20 - 30g. Thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày ăn 1 lần.

Món ăn cho người bệnh xơ gan cổ trướng: Thịt rùa 250g, râu ngô non 100 - 200g. Hai thứ cho vào nồi, thêm nước nấu chín nhừ, nêm chút gia vị, ăn. Ngày làm 1 lần.

Món ăn cho người bệnh viêm gan vàng da: Râu ngô 60g, đậu đen 30g, đại táo 30g, cà rốt 90g. Râu ngô sắc lấy nước, nấu với các vị thuốc cho chín nhừ, nêm chút gia vị, ăn.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi