Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên
Thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như gây hại cho gan và tiêu chảy. Dinh dưỡng hợp lý và sử dụng thực phẩm đúng cách sẽ góp phần hạn chế những tác dụng phụ này.
Nên ăn sữa chua sau khi uống kháng sinh
Sữa chua cũng chứa nhiều loại vi khuẩn lành mạnh như Lactobacilli, giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột về trạng thái khỏe mạnh.
Vì vậy, nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc kháng sinh.
Dùng tỏi
Tỏi là một loại thực phẩm prebiotic khác mà bạn có thể ăn sau khi uống kháng sinh. Prebiotics là những carbonhydrat không tiêu hóa giúp vi khuẩn probiotic phát triển và sinh sôi nảy nở trong đường tiêu hóa. Prebiotics có tác dụng như một nguồn thực phẩm cho probiotic.
Lời khuyên về thực phẩm prebiotic từ 4 đến 8g và lượng này là đủ để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Ba tép tỏi lớn cung cấp khoảng 2g prebiotic.
Thực phẩm giàu chất xơ
Cơ thể không tiêu hóa được chất xơ, nhưng vi khuẩn đường ruột thì có thể, giúp kích thích sự phát triển của chúng. Thực phẩm nhiều chất xơ có thể giúp khôi phục các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một liệu trình kháng sinh.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ là các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt có vỏ cứng, đậu lăng, đậu, hạt, chuối, quả mọng, súp lơ xanh…
Lưu ý, chất xơ có thể làm chậm tốc độ rỗng dạ dày nên hấp thu thuốc kém, vì vậy không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ trong thời gian đầu dùng thuốc mà nên bổ sung chất xơ sau khi đã ngừng uống kháng sinh.
Ca cao
Ca cao là một thực phẩm nữa có thể ăn sau khi uống thuốc kháng sinh. Nó chứa polyphenol chống oxy hóa có tác dụng prebiotic có lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
Cacao cũng làm tăng các vi khuẩn lành mạnh và giảm một số vi khuẩn không tốt.
Thực phẩm cần tránh khi dùng kháng sinh
Một số loại thực phẩm cần tránh khi dùng thuốc kháng sinh là các thực phẩm có tính axit, rượu, trái cây chín quá, những trái cây có chứa canxi và sắt. Và tuyệt đối nói không với đồ ăn nhanh.
Tin mới
- Mộc nhĩ và những tác dụng tuyệt vời ít người biết - 17/09/2021 11:27
- Sắp đến mùa quả hồng, ai không nên ăn, có hợp với người vừa tiêm vaccine COVID-19? - 16/09/2021 23:01
- 7 thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày - 11/09/2021 00:59
- 3 loại nước bổ dưỡng cho F0 điều trị tại nhà - 06/09/2021 12:18
- Mùa dịch sử dụng máy tính nhiều, bổ sung vitamin A như thế nào để bảo vệ mắt? - 05/09/2021 12:46
Các tin khác
- Uống trà có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp - 25/07/2021 08:52
- Thời điểm ăn trái cây để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe - 23/07/2021 08:27
- Râu ngô – vị thuốc có tác dụng lợi tiểu - 19/07/2021 10:13
- Canh thuốc nâng cao sức khỏe ngày hè - 16/07/2021 02:32
- Món ăn, bài thuốc trị bệnh từ ngó sen - 06/07/2021 11:11