Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ hai, 02 Tháng 12 2024 14:27

Những năm gần đây, thuốc lá điện tử đã trở thành mối quan tâm lớn với các nhà khoa học và y tế. Với hình thức của một sản phẩm công nghệ, "ít gây hại" và được quảng bá rầm rộ, thuốc lá điện tử nhanh chóng len lỏi vào đời sống, đặc biệt là trong giới trẻ như một cách để thể hiện cá tính.  

 

Trong vòng 5 năm, số người sử dụng thuốc lá điện tử trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần, vượt mốc 82 triệu người vào năm 2023. Nhưng thực tế, với những tác hại khó lường, thuốc lá điện tử tiềm ẩn mối nguy hiểm to lớn đối với sức khỏe con người.

Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại

Thuốc lá điện tử còn được gọi tên khác như E-cigarette hay Vape. Thiết bị này bao gồm các thành phần chính là pin sạc, bộ phận đốt nóng (coil), buồng chứa dung dịch và vòi hít. Nó hoạt động bằng cách nung nóng một dung dịch chứa nicotine, các chất phụ gia và hương liệu nhân tạo, tạo ra khí dung mà người dùng hít trực tiếp vào phổi.

Điều đáng lo ngại là thành phần của thuốc lá điện tử chứa đựng nhiều chất độc hại. Nếu như thuốc lá truyền thống chứa khoảng 7.000 hóa chất độc hại, thì thuốc lá điện tử không hề kém khi một đợt khí dung từ nó có thể chứa đến 2.000 hóa chất khác nhau, trong đó có ít nhất 60 chất được xác định là có khả năng gây ung thư cao.

Thuốc lá điện tử - mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe cộng đồng - Ảnh 1.

Các loại thuốc lá điện tử. 

Tổ chức Y tế thế giới WHO khẳng định: Không có bằng chứng nào chứng minh thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá thông thường. Ngược lại chúng đều chứa các chất gây nghiện cao và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí so với thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn khi sự độc hại được che giấu bằng công nghệ và các biện pháp quảng cáo hấp dẫn về một sản phẩm "sạch", "an toàn". Nó cũng dễ dàng tiếp cận với giới trẻ bằng thiết kế bắt mắt, hương vị hấp dẫn và quan niệm sai lầm về tính an toàn.

Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và môi trường

Nicotine, một chất gây nghiện mạnh, là thành phần chính trong cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu. Nó gây tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh với các triệu chứng tăng nhịp tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. Nicotine còn ảnh hưởng đến sự phát triển và di căn của khối u và có khả năng thúc đẩy, hình thành các khối u. Chúng đặc biệt nguy hiểm cho sự phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng là nghiện, gây ra những thay đổi não bộ vĩnh viễn, rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, trí nhớ, kiểm soát hành vi và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ hô hấp. Nghiên cứu của Đại học Stanford năm 2021 cho thấy thực tế rằng, não của những người sử dụng thuốc lá điện tử từ độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mất khả năng kiểm soát cảm xúc cao gấp 2-3 lần so với người không hút.

Thuốc lá điện tử - mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe cộng đồng - Ảnh 2.

Các loại thuốc lá điện tử tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Phơi nhiễm nicotine cũng đặc biệt gây hại cho sức khỏe bà mẹ và bào thai trong thời kỳ thai nghén, có thể gây đẻ non, thai chết lưu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra thuốc lá điện tử còn có propylene glycol, glycerin, và một loạt các hóa chất nguy hiểm như formaldehyde, acetone, acrolein. Các kim loại nặng như chì, niken, crom được tìm thấy trong khí dung của thuốc lá điện tử có hàm lượng tương đương hoặc cao hơn so với thuốc lá thông thường, gây ra những tác hại khôn lường đến hệ hô hấp và cơ thể con người. Khói từ thuốc lá điện tử còn trực tiếp gây tổn thương niêm mạc phổi, làm tăng đáng kể nguy cơ các bệnh về phổi, trong đó có ung thư phổi. Do vậy, không thể coi việc sử dụng thuốc lá điện tử như một phương pháp cai nghiện, hoặc để giảm tác hại của thuốc lá điếu. Thực tế đây chỉ là phương thức thay thế một sản phẩm gây nghiện khác và tạo ra một thế hệ người nghiện mới.

Theo số liệu thống kê của WHO, mỗi năm thuốc lá gây ra khoảng 8 triệu ca tử vong trên thế giới. Trong đó có 1 triệu ca tử vong do hút thuốc lá thụ động với 64% nạn nhân là nữ và 160 nghìn ca là trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước cho thấy, năm 2023 có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, trong đó có 81 người bị phản ứng ngay trong lần đầu tiên sử dụng.

Điều đáng lo ngại là trong vòng hai năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh từ 13 đến 15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt khi so sánh với các chỉ số về sử dụng thuốc lá truyền thống. Đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua.

Ngoài tác hại sức khỏe, tác động môi trường của thuốc lá điện tử cũng là một vấn đề đáng báo động. Nếu như thuốc lá truyền thống gây ô nhiễm thông qua việc thải ra khói và tàn thuốc, thì thuốc lá điện tử mang lại một thảm họa môi trường mới. Mỗi năm, hàng triệu pin lithium và khoảng 55 triệu thiết bị điện tử từ thuốc lá điện tử được thải ra môi trường. Pin lithium chứa các kim loại nặng như cobalt, nickel, có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm, trong khi vỏ và linh kiện điện tử phần lớn làm từ nhựa khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường từ 450-1000 năm. Nguồn rác thải công nghệ khổng lồ này tạo ra áp lực lớn đối với môi trường cũng như hệ thống quản lý chất thải toàn cầu, và thuốc lá điện tử thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cá nhân và cả cộng đồng. 

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025

Ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ triển khai mạnh mẽ các biện pháp để thực hiện quy định này, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên về tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Thuốc lá điện tử - mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe cộng đồng - Ảnh 3.

Quang cảnh kỳ họp. 

Ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, cử tri và nhân dân đã nhiều lần kiến nghị cấm những sản phẩm này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh: "Việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và đây là vấn đề phải xử lý cấp bách, do đó Quốc hội đã xử lý ngay vấn đề thuộc thẩm quyền, đưa vào Nghị quyết của Kỳ họp thứ 8 chứ không chờ sửa Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá".

Quốc hội cũng yêu cầu đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.

Theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể. (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023). Sử dụng thuốc lá điện tử cao ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 tuổi) với tỷ lệ là 7,3%;Nhóm tuổi 25 - 44 tuổi là 3,2% và Nhóm tuổi 45-64 tuổi là 1,4%.

Tại Việt Nam, qua tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy: chỉ tính riêng năm 2023, đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do: dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. Thời gian sử dụng: Sử dụng lần đầu tiên: 81 người; Đã từng dùng một thời gian: 1.143 người.

Nghiên cứu mới được của Trường Đại học Y tế công cộng được hỗ trợ bởi Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies mới công bố cho thấy, trong giai đoạn tháng 10 - 12/2023, trên 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh, thành ở Việt Nam. Kết quả có 96,2% và 37,8% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Trong đó 14% đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% hiện đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% đã từng sử dụng và 1,0% hiện đang sử dụng.

Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt khi so sánh với các chỉ số về sử dụng thuốc lá truyền thống.

 

 

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi