Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ sáu, 25 Tháng 2 2022 11:48

Các bậc phụ huynh không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng, trẻ có tiền sử động kinh, sốt co giật hay người dị ứng với tinh dầu.

Ngày 25/2, Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, thời gian gần đây, khoa liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị bỏng do xông nước lá để phòng bệnh.

Nhiều trẻ bị bỏng do các biện pháp xông phòng bệnh   - Ảnh 1.

Không cẩn thận trong lúc xông khiến bé bị bỏng nặng.

Cụ thể, ngày 15/2, bệnh viện tiếp nhận trường hợp bệnh nhi P.N.K.V. (14 tuổi, TP Vinh) nhập viện do bị bỏng. Lo lắng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, người mẹ đã tham khảo trên mạng, chuẩn bị cho cháu nồi nước lá xông. Trong lúc xông, cháu bất cẩn vướng vào quai nồi khiến nồi xông vừa sôi đổ úp xuống chân khiến cháu bỏng nặng.

Ngay khi thấy con gặp nạn, gia đình đã đưa trẻ đến bệnh viện tuyến dưới để sơ cứu, rồi tiếp tục đưa bé đến thầy lang đắp thuốc. Tuy nhiên, tình trạng của cháu không đỡ, vết bỏng ngày càng sưng nề, chảy dịch đục, gây đau đớn nhiều. Ngày 15/2, bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

Không chỉ trường hợp trên, bệnh viện cũng tiếp nhận một cháu bé (trú huyện Tân Kỳ) bị bỏng khi xông phòng bệnh cùng với mẹ.

Trong quá trình xông, người mẹ ôm bé nhỏ nhất trong lòng còn bé 4 tuổi cũng ngồi bên cạnh để cùng xông. Tuy nhiên, cháu nhỏ đã ưỡn người lên, đá nghiêng nồi xông nóng rực lên bé 4 tuổi khiến cháu bị tổn thương bỏng vùng ngực, đùi trái, tay trái.

Sau khi tiếp nhận các trường hợp trên, bác sỹ khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng đã nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc hoại tử, ghép da tạo hình vạt che phủ, điều trị phác đồ bỏng chuyên sâu. Hiện tại, sau hơn 1 tuần điều trị, sức khỏe của các bé đều đã ổn định.

Nhiều trẻ bị bỏng do các biện pháp xông phòng bệnh   - Ảnh 2.

Trường hợp trẻ bị bỏng cần được sơ cứu đúng cách ngay từ những giây phút đầu tiên, bởi nếu xử lý sai cách thì tổn thương bỏng chuyển độ sâu, nhiễm trùng...

TS.BS Thái Văn Bình, trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng cho biết, xông hơi là biện pháp điều trị theo y học cổ truyền để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, các gia đình cần lưu ý thực hiện đúng cách, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng, trẻ có tiền sử động kinh, sốt co giật hay người dị ứng với tinh dầu. Trẻ có bệnh lý nền cần tuân thủ theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Hằng ngày, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận khoảng trên 10 bệnh nhân điều trị bỏng, trong đó có nhiều trường hợp bệnh nhi bị bỏng do sưởi, xông…Trường hợp trẻ bị bỏng cần được sơ cứu đúng cách ngay từ những giây phút đầu tiên, bởi nếu xử lý sai cách thì tổn thương bỏng chuyển độ sâu, nhiễm trùng, sẽ để lại các di chứng như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo co rút…

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi