Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Trước mối quan tâm của cộng đồng về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trẻ em độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi, CDC Mỹ đã đưa ra một số thông tin liên quan.
1. Vacinne phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi là an toàn và hiệu quả
Vaccine Pfizer/BioNTech phòng COVID-19 có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi.
Trước khi khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở độ tuổi này, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã xác định vaccine Pfizer/BioNTech đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả để cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.
2. Tiêm vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ từ 5 tuổi trở lên tránh lây lan COVID-19 cho người khác
Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể mang lại lợi ích sau:
- Bảo vệ cả gia đình, bao gồm cả anh chị em của trẻ chưa đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng nếu mắc COVID-19.
- Giúp trẻ có thể trở lại trường và tham gia an toàn vào các môn thể thao, sân chơi, và các hoạt động nhóm khác.
- Giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng.
Tiêm vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ em từ 5 tuổi trở lên, tránh lây lan cho cộng đồng.
3. Có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm chủng nhưng đó là những phản ứng đáp ứng miễn dịch thông thường của cơ thể
-Trong các thử nghiệm lâm sàng đối với trẻ em từ 5 - 11 tuổi đã được thực hiện, không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về tính an toàn được xác nhận. Các phản ứng phụ được báo cáo là nhẹ và tương tự như những phản ứng sau khi tiêm các loại vaccine thông thường.
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bao gồm:
- Đau nhức tại vị trí tiêm
- Nhức đầu
- Đau cơ
- Sốt nhẹ
Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ khi tiêm vaccine phòng COVID-19.
- Lợi ích của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 được xác định vượt xa những nguy cơ đã biết và nguy cơ tiềm ẩn.
4. Liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi khác với liều tiêm cho người lớn và thanh thiếu niên. Mức liều vaccine dựa theo độ tuổi chứ không phải cân nặng
Không giống như nhiều loại thuốc, liều lượng vaccine phòng COVID-19 không thay đổi theo trọng lượng người bệnh mà theo tuổi tính đến ngày tiêm chủng. Điều này cũng đúng đối với các loại vaccine được khuyến nghị thông thường khác, như vaccine phòng cúm hoặc viêm gan.
Trẻ em cần tiêm mũi thứ hai vaccine Pfizer/BioNTech phòng COVID-19 vào thời điểm 3 tuần sau mũi tiêm đầu tiên. Nhiều hơn 1 liều là cần thiết để trẻ có được sự bảo vệ tốt nhất và tạo được khả năng miễn dịch cao hơn.
5. Vaccine phòng COVID-19 dùng ở người lớn và thanh thiếu niên không được sử dụng cho trẻ từ 5 - 11 tuổiNếu tuổi của trẻ từ 11 chuyển sang 12 tuổi trong khoảng thời gian giữa liều thứ nhất và thứ hai, thì liều thứ hai phải là liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech liều thứ 2 đang trong độ tuổi 5 đến 11 thì trẻ không cần phải tiêm liều nhắc lại và vẫn được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ.
Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi có các thành phần hoạt tính tương tự như vaccine dùng cho người lớn và thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, vaccine phòng COVID-19 dành cho trẻ em 5 - 11 tuổi được đựng trong lọ khác, với màu nắp khác biệt để giúp các cơ sở tiêm chủng biết rõ loại vaccine nào dành cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi và loại vaccine nào dành cho người từ 12 tuổi trở lên.
6. Vaccine phòng COVID-19 đang được giám sát an toàn
Vaccine phòng COVID-19 đang được giám sát an toàn với chương trình giám sát an toàn vaccine toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ. CDC Mỹ giám sát tính an toàn của tất cả các vaccine phòng COVID-19, ngoài tất cả các loại vaccine khác, sau khi các vaccine được cấp phép sử dụng. Điều này gồm việc theo dõi nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ tiềm ẩn sau khi tiêm chủng, bao gồm viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi.
7. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm chủng có thể xảy ra, nhưng hiếm
Nếu trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, các cơ sở tiêm chủng có thể nhanh chóng xử trí và gọi cấp cứu nếu cần.
Các báo cáo về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim (viêm tim) ở trẻ vị thành niên và thanh niên là rất hiếm. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục theo dõi các nguy cơ này ở trẻ nhỏ. Nhìn chung, thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi có nguy cơ bị viêm cơ tim cao hơn so với trẻ từ 5 - 11 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết trẻ vị thành niên bị tình trạng này sau khi tiêm chủng đều đáp ứng tốt với điều trị và hồi phục nhanh chóng.
Viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ là rất hiếm.
8. Trẻ em có thể tiêm các loại vaccine khác cùng ngày với vaccine phòng COVID-19
Vaccine COVID-19 có thể được tiêm cùng ngày và giờ như các vaccine khác, bao gồm cả vaccine phòng cúm và các vaccine thông thường khác.
Tiêm phòng định kỳ là biện pháp dự phòng cần thiết không nên trì hoãn. Thu xếp thực hiện việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ càng sớm càng tốt nhằm hoàn thành việc tiêm chủng.
Nếu tiêm nhiều loại vaccine trong một thời điểm, thì mỗi mũi tiêm sẽ được tiêm ở một vị trí tiêm khác nhau, tùy theo khuyến cáo đối với từng độ tuổi.
9. Tiêm phòng có thể giúp trẻ không bị tình trạng nặng ngay cả khi chúng bị mắc COVID-19
COVID-19 có thể khiến trẻ bị ốm nặng và phải nhập viện. Trong một số trường hợp, các biến chứng do nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ em mắc các bệnh nền có nguy cơ cao bị tình trạng bệnh nặng do COVID-19 hơn so với trẻ em không có các bệnh nền.
Một số trẻ em bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C), đây là tình trạng nhiều cơ quan trong cơ thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, hoặc hệ tiêu hóa.
10. Trẻ em đã mắc COVID-19 vẫn nên được chủng ngừa
CDC Mỹ khuyến nghị tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên, kể cả những người đã từng mắc COVID-19.
Các bằng chứng nghiên cứu mới cho thấy mọi người được bảo vệ tốt hơn khi được tiêm chủng đầy đủ so với người chỉ trải qua mắc COVID-19 mà chưa tiêm chủng.
Tin mới
- Chăm sóc dinh dưỡng sau khi khỏi sốt xuất huyết - 04/04/2022 04:17
- Ăn cay đúng cách mang lại những lợi ích đặc biệt cho sức khỏe - 28/03/2022 03:51
- Flavonoid trong thực vật, giúp tăng cường sức khỏe của tim và não - 24/03/2022 09:16
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19 - 24/03/2022 02:59
- Thực đơn tại nhà giàu dinh dưỡng cho người mắc COVID-19 - 10/03/2022 05:59
Các tin khác
- Chế độ ăn uống lành mạnh - 07/03/2022 02:32
- 11 'siêu thực phẩm' nên ăn thường xuyên để tăng cường sức khỏe - 25/02/2022 04:52
- Nhiều trẻ bị bỏng do bất cẩn trong lúc xông phòng bệnh - 25/02/2022 04:48
- Tổng cục QLTT vừa ban hành công văn số 235/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng Kit test COVID-19. Trong công văn Tổng cục nêu rõ, trước diễn biến phức tạp của dịch - 23/02/2022 06:22
- 12 loại hạt ăn thường xuyên tốt cho tim và ngừa ung thư - 21/02/2022 03:50