
Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Cho dù xuất phát điểm của mỗi người mỗi khác nhưng cô giáo Trần Phương Liên (thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên - Huế) và thầy giáo Nguyễn Ngọc Phương (huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam) đều là những nhà giáo khuyết tật tận tụy với nghề. Như bao thầy, cô giáo, chị Liên, anh Phương cùng có chung một nguyện ước được cống hiến khả năng, trí tuệ của mình dành cho những học trò yêu thương.
Dạy học bằng cả tấm lòng
Căn gác nhỏ nằm bên đường Bến Nghé ngày nào cũng sáng đèn, nơi đây chính là chỗ ở, cũng là lớp học của bao thế hệ học trò yêu thích tiếng Nhật của cô giáo Trần Phương Liên. Sẽ không có gì đặc biệt so với các lớp học ngoại ngữ khác, nếu như mọi người chưa được biết giáo viên của lớp học lại là một người khuyết tật. Với cái tên thật nhẹ nhàng, gần gũi, cô giáo khuyết tật Trần Phương Liên được nhiều thế hệ học trò biết đến là một người thân thiện, luôn tự tin và lạc quan yêu đời. Chính tính cách ấy đã giúp chị vượt qua rào cản của số phận để gắn bó với nghề dạy học gần hai chục năm qua.
Cô giáo Liên miệt mài với sự nghiệp trồng người suốt hơn hai chục năm qua
Trải qua được những ngày buồn tủi của cuộc đời, chị Liên vẫn luôn thầm cảm ơn ba mẹ, gia đình, nhớ ơn thầy cô, bạn bè đã tiếp thêm cho chị nghị lực trước thử thách của số phận. Cơn bạo bệnh đã lấy đi đôi chân lành lặn của Liên khi mới là cô bé 4 tuổi. Không có phương thuốc nào có thể chữa lành đôi chân, Liên phải chấp nhận gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn. Nỗi mặc cảm trong chị lớn dần theo độ tuổi, nhưng thật may mắn, ba mẹ đã luôn ở bên khuyến khích, động viên chị đi học, nỗ lực hòa nhập với mọi người, say mê khám phá tri thức để quên đi khuyết tật của cơ thể.
Vốn yêu thích học ngoại ngữ nên khi có tấm bằng cử nhân khoa Văn - Sử Trường Đại học Tổng hợp Huế sau 4 năm đèn sách, chị Liên quyết định đi học thêm một khóa tiếng Nhật. Sau nhiều nỗ lực, chị đã thi đỗ vào lớp học chỉ với 20 học viên do chính các giáo viên người Nhật tuyển chọn và giảng dạy, nhưng vì gặp khó khăn trong đi lại nên chị không thể đến lớp thường xuyên. Thương hoàn cảnh của chị, hai thầy giáo người Nhật đã tình nguyện đến tận nhà dạy học, tặng chị chiếc xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy, chị Liên đã tích lũy cho mình vốn tiếng Nhật khá trôi chảy, bởi thế chị quyết định nhận dịch tài liệu, sách tiếng Nhật để nâng cao trình độ và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Nhận lời mời tham gia Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt - Nhật của tỉnh, nhưng chị Liên vẫn duy trì mở lớp dạy học tại nhà để truyền đam mê học tiếng Nhật cho các học trò. Không sử dụng bất cứ một giáo trình giảng dạy nào, mà chính chị đã mày mò soạn riêng một bộ giáo trình dạy tiếng Nhật cho học trò thật dễ hiểu, phù hợp với trình độ của từng lứa tuổi. Bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật từ năm 1996, thấm thoắt gần hai chục năm trôi qua, bao thế hệ học trò của chị có người đã thành danh, người cũng trở thành nhà giáo, người đi du học ở Nhật Bản và định cư tại đất nước “Mặt trời mọc” nhưng mỗi lần có dịp trở lại quê hương, các lứa học trò vẫn tìm về với cô giáo khuyết tật đáng kính.
Chị Liên vui vẻ nói: “Với khả năng của mình, tôi luôn cố gắng truyền cho học trò niềm đam mê học tiếng Nhật qua chính nét văn hóa, con người và những câu chuyện vượt qua gian khó của nước Nhật. Thật hạnh phúc vì sau bao năm gắn bó với nghề dạy học, lớp lớp học trò của tôi rất đoàn kết, các em coi nhau như một gia đình, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp nhau tiến bộ trong học tập. Chính sự ham học, đoàn kết của các em càng khích lệ tôi dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người”.
Thầy giáo “tí hon” truyền nghề cho người đồng cảnh
Nhìn vóc dáng của thầy giáo Nguyễn Ngọc Phương từ đằng xa, nhiều người sẽ ngỡ rằng đó chỉ là một đứa trẻ học lớp 3, nhưng khi gặp gỡ, tiếp xúc với người thầy “tí hon” ấy, mọi người sẽ thêm khâm phục ý chí vượt qua mọi gian khó để có được chỗ đứng như hôm nay.
Được sinh ra trong một gia đình nghèo, lại không may mắn khi mang trong người di chứng chất độc da cam từ bố. Với cân nặng chỉ được 0,8 kg và cho đến nay khi tuổi đời đã ngoài 30, anh Phương vẫn mang thân hình của một đứa trẻ với cân nặng 19 kg và chiều cao chưa đầy 1m.
Thầy giáo “tí hon” vinh dự được Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đến thăm, động viên
Trong số các em, Phương là con đầu lòng và cũng là người con bị di chứng nhẹ nhất nên ba mẹ anh muốn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho anh được học hành. Ngày nào người cha thương binh cũng gắng sức cõng cậu con trai tí hon vượt qua quãng đường đồi núi hơn 10 cây số tới trường. Nhưng Phương chưa học xong chương trình phổ thông thì ba không còn đủ sức khỏe đưa đón anh mỗi ngày. Cố gắng trau dồi kiến thức vì không muốn lỡ dở việc học, thay vì đến trường, anh đã mượn sách vở của những người bạn cùng làng tự học ở nhà.
Hoàn thành chương trình học phổ thông, Phương xin ba mẹ cho đi học nghề. Không chỉ học nghề bơm ga, anh còn học sửa đồng hồ, rồi quyết định đi chữa dạo khắp mọi nơi để kiếm tiền tự lập cuộc sống. Vất vả cả ngày nhưng số tiền kiếm được cũng chẳng đáng là bao, Phương lại xin ba mẹ cho đi học nghề sửa chữa xe máy.
Thầy giáo Phương tận tình truyền nghề cho học trò khuyết tật
Sau 5 năm vừa học nghề vừa nhận phụ việc làm thuê, năm 2006, anh Phương quyết định lập nghiệp tại Đà Nẵng, những mong có được cơ hội tốt để đỡ đần kinh tế cho ba mẹ và các em. Bằng số tiền tích cóp trong thời gian làm thuê, anh mượn nhà ở trọ và mở cửa hàng sửa chữa xe máy. Ai ai đi ngang qua cửa hàng của người thợ khuyết tật đều ít nhiều tỏ vẻ ngỡ ngàng, người thì tấm tắc khen, động viên, có người lại tỏ vẻ khinh thường, nhưng thời gian trôi qua, lượng khách đến sửa xe ngày một đông hơn bởi tay nghề giỏi, giá cả hợp lý và sự thân thiện, vui tính của anh.
Anh Phương cho biết: “Năm 2008, sau lần đến thăm Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng, một tin vui đến với tôi khi được Ban Giám đốc mời về dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm. Hồi đó, tôi vui nhưng lo lắm vì sợ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, cũng may được các cô, các chú lãnh đạo hết lời động viên, khích lệ nên tôi có thêm tự tin để nhận nhiệm vụ”.
Từ một người thợ sửa chữa xe máy, anh Phương bất ngờ được trở thành thầy giáo. Vốn là người thiệt thòi nên anh thêm thấu hiểu và cảm thông với những học trò khuyết tật, bởi thế mà thầy giáo tí hon luôn kiên trì chỉ dạy cho các em từng li, từng tí. Ngoài dạy nghề, anh còn tranh thủ dạy cho các học trò đồng cảnh học văn hóa, giúp các em biết chữ, biết đọc, biết viết.
Sự cố gắng vươn lên trong lao động và những cống hiến trong công tác dạy nghề cho trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, thầy giáo “tí hon” Nguyễn Ngọc Phương vinh dự được trở thành một trong ba nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam tham dự chương trình con tàu Hòa Bình tại Nhật Bản, cùng giao lưu với hơn 100 công dân còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, để gửi đi thông điệp kêu gọi đấu tranh cho một thế giới hòa bình, hãy chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau da cam.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo Trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- “Chốt cấp cứu Bà Liên” hơn 30 năm cứu hàng nghìn người trên xa lộ - 10/03/2016 03:24
- Vàng Kim Hương mang niềm vui đến với người nghèo - 03/02/2016 05:33
- San sẻ yêu thương, đón nhận chân tình - 02/02/2016 11:12
- Trái tim đồng cảm - 02/02/2016 10:43
- Hãy tiếp sức cho bà Đông vượt qua khó khăn - 15/12/2015 03:36
Các tin khác
- Cả đời tích cóp được 100 triệu, đem hiến hết để xây cầu - 23/11/2015 08:20
- Chuỗi quán cơm 2.000 đồng, dân nghèo Sài Gòn không lo đói - 07/11/2015 01:48
- Người phụ nữ nghèo “xin” tiền mua len đan áo gửi chiến sỹ Trường Sa - 06/11/2015 09:08
- Nam sinh viên đánh rơi 10 triệu đồng khi đi xem pháo hoa - 05/11/2015 08:25
- Những tấm lòng cao đẹp - 04/11/2015 04:54