VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Quán cơm Nụ Cười đầy hình ảnh những người với bàn tay đen sạm, tờ tiền lẻ được vuốt kỹ phẳng phiu, ánh nhìn rưng rưng nước mắt, giọt mồ hôi nhọc nhằn chưa kịp ráo, những bữa ăn no... và những nụ cười.
Nơi người nghèo được trân trọng
Lúc 10 giờ 30 trưa, chú Hùng mua ve chai tấp chiếc xe đạp lỉnh kỉnh giấy vụn, xốp, vỏ nhựa... của mình vào một góc lề đường Cống Quỳnh, phía đối diện quán cơm Nụ Cười. Chú ngồi cặm cụi cột dây ny lông vào chân chống xe, thấy có người hỏi, chú ngẩng lên cười: "Cột vầy cho chắc, lúc vô ăn xe khỏi ngã đổ, làm phiền người ta".
Khách của quán cơm Nụ Cười là những người lao động vội vã với bữa trưa để chạy kịp cuộc mưu sinh
Sang đường, chú Hùng giơ tay chào ông chủ Nam Đồng. Ông Nam Đồng chào lại rồi thăm hỏi: "Tới sớm dữ chú, tới sớm ráng chờ chút nghen". Chú Hùng quay qua tôi nói nhỏ: "Ông chủ quán cơm 2.000 này đó, ổng tốt lắm".
Tới giờ phục vụ, phía bên kia quán cơm Nụ Cười là nơi đỗ xe tạm của những người lao động
Chú Hùng kể, cái lần đầu tiên chú bước chân vào quán cơm Nụ Cười, tần ngần đứng trước cửa, không dám vô. "Con biết không, hôm đó chú còn có năm ngàn thôi, cầm tới quán mà run ghê gớm luôn. Đâu có dám vô, mới hỏi nhân viên: này cô ơi, có thiệt là cơm 2.000 không? Cô nhỏ đó nói dạ, 2.000 thôi chú ơi, rồi dìu tay chú vô xếp hàng. Nói thiệt, từ nhỏ đến lớn, người nghèo như chú mới có cảm giác được phục vụ ân cần như vậy luôn đó".
Tới giờ phục vụ, quán rất đông nhưng vẫn vô cùng trật tự
Cô Thịnh bán vé số đứng kế bên chú Hùng gật đầu phụ họa: "Ừa, người nghèo như tụi tui, đi đến đâu cũng chỉ mong người ta tôn trọng mình thôi. Mình nghèo chứ mình đâu có làm gì sai. Mà ở quán Nụ Cười này, đã ăn cơm rẻ như cho rồi, mà từ người lớn đến người nhỏ coi tụi tui như "thượng đế", khách quý, ngỡ ngàng không tin được luôn. Thiệt, nhiều khi ước mình nhà giàu rồi tới đây ủng hộ lại người ta".
Ông Hai mù, nghe chuyện cũng quờ quạng đặt tay lên vai chú Hùng, rồi cười cười: "Hai đứa bây nói đúng ý tao, thiệt tình, chưa có chỗ nào người nghèo được người ta trọng như chỗ này bây ơi".
Nhân viên tình nguyện tại quán chỉ đường cho một khách hàng nhí
11 giờ, quán cơm Nụ Cười bắt đầu bán phiếu. Một nhóm phụ hồ quần đầy vôi trắng, chỉ kịp phủi ống tay áo dính đầy bụi xi măng đứng ngay ngắn xếp hàng; cháu học sinh tiểu học mang sẵn cặp trên vai, chờ ăn xong bữa cơm là chạy ngay đến lớp; chị bán vé số mặt mày còn đỏ ửng nắng trưa; một cụ già mù, một bà lão đi xe lăn ... tất cả họ đều cầm trên tay những tờ tiền lẻ, được vuốt kỹ phẳng phiu. Như cách để trân trọng những người đã mang đến bữa ăn ngon lành, mang đến chút hạnh phúc, ấm áp, và sự sẻ chia đầy tình người.
Người nghèo ở Sài Gòn không sợ đói...
Ngày thứ 5 hạnh phúc tại quán cơm Nụ Cười, là ngày khách hàng được đổi món. Bữa cơm bình thường hằng ngày được đổi thành phở, hủ tíu, bún bò Huế... với giá chỉ 1.000 đồng/tô. Nói về mức giá này, ông Nam Đồng cười: "Bán giá 1.000 đồng một tô để người ta cầm 2.000 tới là ăn được 2 tô. Bởi bún, phở đâu có no bằng cơm. Cơm thì được ăn bao no, tui muốn ai tới quán cơm Nụ Cười ăn cái gì cũng đều ngon và no hết".
Khách ăn đa phần là người lao động nghèo
Người khuyết tật, phải dùng xe lăn, không vào quán được, nhân viên sẽ bưng thức ăn ra phục vụ tại chỗ. Với người mù, ông Nam Đồng đã cử nhân viên chuyên dẫn đường, sắp chỗ ngồi. Còn trẻ em thì được ưu tiên xếp hàng trước.
Khách ở quán cơm Nụ Cười đa phần là người nghèo, mà người nghèo thường sở hữu những câu chuyện ăm ắp nỗi buồn.
Như ông Hai mù, một thời cũng từng làm ăn buôn bán, rồi thua lỗ, vợ bỏ đi biền biệt không biết sống chết ra sao. Ông Hai buồn suốt ngày rượu chè, một đêm say choáng váng lang thang, tự mình gây tai nạn mù mắt. Ông được xóm lao động ở Sài Gòn cưu mang, rồi hằng ngày quơ gậy đi bán vé số. Như cô Tám, mới sinh ra đã bị sốt bại liệt, không còn khả năng đi lại. Như bà Thúy, một thân một mình nuôi cháu ngoại. Bà Thúy có người con gái duy nhất, con gái bà mất trong lúc sinh con ...
Người bà nhường phần thịt cho đứa cháu nhỏ
"Mà ở Sài Gòn không sợ đói cháu à" - bà Thúy vừa nói vừa dắt đứa cháu ra xếp hàng để ăn thêm tô hủ tíu thứ 2. Quả vậy, quán cơm 2.000 giờ đã rải rác khắp Sài Gòn, chùa chiền mỗi ngày rằm, mùng một âm lịch, ngày lễ vía Phật lớn luôn có cơm chay miễn phí, bệnh viện nào cũng có bếp cơm từ thiện... Người nghèo ở Sài Gòn, không sợ đói, không sợ thiếu tình thương.
"Ngày thứ 5 hạnh phúc" tại quán cơm Nụ Cười.
12 giờ 30, đã đến giờ quán cơm Nụ Cười ngưng phục vụ, nhưng khách vẫn còn. Nhân viên quệt vội giọt mồ hôi nhọc nhằn đưa những phần ăn ngon lành đến những người khách muộn. 2.000 một bữa ăn ngon, người lao động nghèo ở thành phố này được san sẻ một phần cơ khổ.
Bữa cơm 2000 giúp ông Hai khỏi bóp bụng cầm hơi những trưa bán ế
Số tiền chắt mót từ những phần ăn nghĩa tình giúp bà Thúy đầu năm học mới mua thêm được cho cháu ngoại chiếc áo tinh tươm; cô Thịnh mỗi tháng gửi về nhà thêm được vài trăm, và ông Hai những trưa bán vé số ế khỏi cần phải bóp bụng, uống nước cầm hơi...
Theo Một Thế Giới
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Người phụ nữ nghèo “xin” tiền mua len đan áo gửi chiến sỹ Trường Sa - 06/11/2015 09:08
- Nam sinh viên đánh rơi 10 triệu đồng khi đi xem pháo hoa - 05/11/2015 08:25
- Những tấm lòng cao đẹp - 04/11/2015 04:54
- Thông tin tuyển chuyên gia - 01/11/2015 17:18
- Biểu dương 2 công nhân không nhận hối lộ - 04/09/2015 06:15