VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Gần 1 đời người làm nông, tích góp được hơn 100 triệu đồng, ông Thành không tính chuyện sửa lại ngôi nhà đã xuống cấp mà đem số tiền ấy xây cầu cho dân làng đi.
Đó là việc làm rất cao cả của lão nông Lê Văn Thành (56 tuổi, trú thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định). Ông đã đem cả 110 triệu đồng mà hai vợ chồng tích góp từ việc bán hạt lúa, củ mì và chăn nuôi trong suốt 36 năm để xây cầu cho dân.
Đem hiến hết số tiền cả đời tích góp
Nghe chuyện ông Thành bỏ cả trăm triệu đồng để xây cây cầu dân sinh, không ít người nghĩ ông là một "phú nông". Bởi lẽ, chỉ có bậc doanh nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm mới bỏ ra số tiền nhiều vậy, chứ nông dân nghèo còn bao nhiêu việc phải lo, ai hơi đâu làm vậy? Bởi thế khi biết ông Thành đang sống trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, số tiền đó vợ chồng ông tích cóp suốt cả đời, người ta gọi ông là "lão gàn", là điên...
Lão nông Lê Văn Thành tặng 110 triệu đồng để xây cầu dân sinh cho dân làng.
Dáng người mảnh khảnh và đôn hậu, ông Thành chia sẻ: "Chứng kiến bà con đi lại khó khăn, nhất là các cháu học sinh nhỏ thường qua lại cây cầu tre ọp ẹp đến trường, có cháu đi học bị rớt xuống cầu rất nguy hiểm, tôi muốn làm cầu để tiện cho bọn nhỏ nuôi dưỡng ước mơ, mai này thành tài làm giàu cho quê hương, đất nước".
Vợ chồng ông làm nông chỉ vài sào ruộng, không đủ lo cho con cái học hành nên khi mùa màng xong xuôi, ông Thành đi làm thợ hồ kiếm thêm thu nhập vừa trang trải cuộc sống, vừa tích góp vốn sau này về quê làm nông và chăn nuôi. Nghề thợ hồ, nay đây mai đó, cực khổ, có khi phải xa vợ con nhưng ông chẳng hề nản chí. Suốt 15 năm làm việc cật lực cũng tích góp được chút ít, ông Thành bỏ nghề thợ hồ về quê làm ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, bò.
Hai vợ chồng làm trên 8 sào lúa, 6 sào đất thổ trồng cây hoa màu các loại; chăn nuôi không nhiều, chỉ 2 heo nái, 2 bò sinh sản và nuôi thêm gà. Tất cả các khoản thu, ông lo chi phí sinh hoạt hàng ngày của gia đình, rồi con cái học hành,... Số dư còn lại, ông để dành.
Ngôi nhà cấp 4 mà gia đình ông đang ở được xây từ năm 1988, nay cũng đã nhuốm màu cũ kỹ, những mảng tường đã bong lớp vữa, lộ lớp gạch ra bên ngoài. "Sẵn có nghề thợ hồ nên rảnh lúc nào tôi xây lúc đó. Xây 3 đợt mới hoàn thành ngôi nhà, nhưng chỉ với 120 bao xi măng, còn lại vôi vữa là chính nên giờ nhà đã xuống cấp theo thời gian", ông Thành kể lại.
Sau 36 năm vừa làm thợ hồ, vừa làm nông, chăn nuôi, ông Thành tích góp được hơn 100 triệu đồng. Lẽ ra, số tiền ấy ông dành để sửa lại ngôi nhà đang xuống cấp, để dành khi ốm đau, tuổi già. Thế nhưng, lão nông lại quyết đem số tiền ấy để xây cầu cho dân làng, học sinh đi lại bớt nguy hiểm.
Ông làm đơn và được chính quyền xã Nhơn Thọ đồng ý. Được sự giúp đỡ của bà con, chính quyền địa phương đóng góp thêm kinh phí, ngày công, cây cầu đã sớm hoàn thành.
Làm đẹp cho quê hương
Cây cầu khởi công vào dịp 2/9, sau gần 1 trời thi công, cầu Vườn Bộng với chiều dài 6 mét, rộng 3,5 mét đã hoàn thành trong niềm hân hoan của hàng trăm hộ dân tại làng quê nghèo. Tổng kinh phí của chiếc cầu là 157 triệu đồng, trong đó ông Thành đóng góp gần 110 triệu đồng.
Giờ đây người dân đi lại vận chuyển hàng hóa được thông thương, học sinh đi học không còn cảnh bị rớt xuống kênh
Giờ đây, con kênh nối liền giữa xóm Thọ Phước và Thọ Phú Nam (xã Nhơn Thọ) là cây cầu Vườn Bộng được xây dựng bằng bê tông kiên cố, không còn chứng cảnh người dân, học sinh phải đi lại qua cây cầu tre ọp ẹp. "Nghe sẽ có cầu mới bắc qua kênh, người dân trong thôn ai cũng vui mừng. Người dân ai có tiền thì góp thêm, không có thì góp công, góp sức. Cả xóm cùng dầm mưa, dãi nắng trong gần 1 tháng thì cây cầu hoàn thành. Cây cầu này đã đem lại vấn đề dân sinh ở địa phương rất cao, bà con đi lại thông thương được thuận tiện hơn. Mong rằng các nhà hảo tâm tiếp tục hỗ trợ để địa phương xây dựng nhiều cây cầu hơn nữa", ông Cao Thái Sang, trưởng thôn Thọ Lộc 2 chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Thị Hoa (xóm Thọ Phước, thôn Thọ Lộc 2), vui mừng: "Xóm Thọ Phước có cả 100 hộ dân được sử dụng cây cầu kiên cố do ông Thành bỏ tiền túi xây dựng. Trước kia, khi mùa màng không thể vận chuyển nông sản bằng xe cơ giới mà phải gánh từng gánh lúa qua chiếc cầu tre ọp ẹp rất cực khổ".
Chia sẻ về việc làm rất cao cả của mình, ông Thành khiêm tốn: "Xuất phát từ tình thương. Tôi chỉ mong sao cho nhân dân trong làng và lũ trẻ có cuộc sống bình yên, không chịu cảnh khốn khó, trắc trở".
Ông Phan Hữu Vinh, Chủ tịch Hội nông dân xã Nhơn Thọ, cho biết: "Hộ ông Lê Văn Thành thu nhập chính từ nghề nông, kinh tế gia đình cũng còn khó khăn nhưng đã tự nguyện bỏ tiền túi của mình để xây cầu. Đó là việc làm cao cả xuất phát từ tấm lòng thơm thảo của lão nông đã giúp cho người dân trong xóm đi lại thuận lợi hơn. Góp phần thúc đẩy sự chung tay xây dựng nông thôn mới của người dân địa phương".
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Chuỗi quán cơm 2.000 đồng, dân nghèo Sài Gòn không lo đói - 07/11/2015 01:48
- Người phụ nữ nghèo “xin” tiền mua len đan áo gửi chiến sỹ Trường Sa - 06/11/2015 09:08
- Nam sinh viên đánh rơi 10 triệu đồng khi đi xem pháo hoa - 05/11/2015 08:25
- Những tấm lòng cao đẹp - 04/11/2015 04:54
- Thông tin tuyển chuyên gia - 01/11/2015 17:18