VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh..."Tôi chỉ biết Trường Sa qua ti vi, thấy các chiến sỹ cực khổ ngày đêm canh giữ bình yên vùng biển Tổ quốc. Mỗi chiếc áo len tôi đan coi như tấm lòng người đất liền gửi đến các chiến sỹ nơi đảo xa", bà Bộ tâm sự.
Người phụ nữ nghèo đó là bà Mang Thị Bộ (66 tuổi, ngụ ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Bà Bộ cần mẫn đan được 30 áo len gửi chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa
Hiện bà Bộ đang là Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Nhơn Hải, bà từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nam, giúp nước bạn Campuchia. Trở về cuộc sống đời thường, bà là người phụ nữ tích cực đóng góp trong các phong trào, hoạt động xã hội ở địa phương.
Gần 1 năm qua, bà cần mẫn ngồi nhiều giờ bên những cuộn len để đán áo ấm gửi tặng các chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa.
Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng hướng ra biển Nhơn Hải, người phụ nữ nghèo đang cặm cụi từng mũi kim đan áo. Phải ngồi một chỗ nhiều giờ liền nên các khớp chân tay, lưng đau mỏi, tê nhức nhưng bà vẫn thầm lặng với công việc. Bà cố hết sức mình vì muốn gửi một chút tình cảm ở đất liền tới các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở đảo xa.
Từng mũi đan là tình cảm của bà gửi đến các chiến sỹ ngoài đảo xa
"Tôi chưa bao giờ ra Trường Sa, chỉ nhìn thấy được công việc cực nhọc của những người lính đảo qua ti vi. Ngày trước cũng có đứa cháu đi nghĩa vụ ở Trường Sa về nghe kể ngoài đó lạnh lắm. Những người chiến sỹ sống xa nhà để canh giữ bình yên, trong khi mình ở đất liền êm ấm, bên gia đình nên tôi biết chút về đan len rồi mới nghĩ đán áo tặng các chiến sỹ. Mỗi chiếc áo tôi đan xem như tấm lòng người đất liền gởi ra đảo lớn", bà Bộ tâm sự.
Ý nghĩ muốn tự tay đan áo cho chiến sỹ Trường Sa đã nung nấu từ lâu nhưng ngặt nỗi gia đình chỉ có 2 chị em già sống nương tựa nhau nên bà không biết kiếm tiền đâu mua len, dụng cụ... Bà "làm liều" đi vận động người thân và hàng xóm.
Thấy việc làm có ý nghĩa, nhiều người ủng hộ bà. "Xin" được 2 triệu, bà bỏ thêm tiền tiết kiệm bấy lâu mua len đan áo ấm gửi ra đảo xa. Mỗi chiếc áo bà phải mất cả tuần trời ngồi cặm cụi. Sau nhiều tháng miệt mài, bà Bộ đã đan được 30 chiếc áo len. Số áo này bà đã trao đến Hội phụ nữ xã Nhơn Hải, thông qua các ngành chức năng gửi tặng các chiến sỹ Trường Sa, để các anh được ấm lòng khi mùa đông sắp đến.
Để có tiền mua len đan áo, bà đi "xin" người dân trong xóm và bỏ tiền túi tích góp của mình.
Bà Bộ trao 30 áo len do bà tự đan nhờ Hội LHPN xã Nhơn Hải thông qua các ngành chức năng gửi chiến sỹ Trường Sa
"Là một công dân Việt Nam tôi cũng có một phần nghĩa vụ, muốn đóng góp một phần việc nho nhỏ cho Tổ quốc. Còn sức khỏe ngày nào, tôi còn tiếp tục vận động sự hỗ trợ của bà con để mua len đan áo cho các chiến sỹ Trường Sa. Mong các cán bộ, chiến sỹ vững lòng, yên tâm để gìn giữ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam ta", bà Bộ chia sẻ.
Chị Mang Thị Huyền Nga, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Nhơn Hải, chia sẻ: "Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng ngoài số tiền vận động, bà Bộ còn tự bỏ tiền túi, bỏ công sức của mình để đan áo. Đây là một điều rất đáng quý. Hiện nay, 30 chiếc áo ấm của bà Bộ đan đã được gởi đến Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định và chờ chuyến tàu mang áo đến Trường Sa".
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Trái tim đồng cảm - 02/02/2016 10:43
- Hãy tiếp sức cho bà Đông vượt qua khó khăn - 15/12/2015 03:36
- Những người thầy khuyết tật gieo chữ giữa đời thường - 02/12/2015 08:33
- Cả đời tích cóp được 100 triệu, đem hiến hết để xây cầu - 23/11/2015 08:20
- Chuỗi quán cơm 2.000 đồng, dân nghèo Sài Gòn không lo đói - 07/11/2015 01:48