VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh..."Làm từ thiện, mong muốn trẻ em và người nghèo có được cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn và cũng là tạo cho mình động lực mạnh mẽ để vượt lên thử thách của chính mình", đó là tâm sự của Nguyễn Bảo Ngọc (sinh viên trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội), người mang trong mình căn bệnh ung thư tủy.
Tôi gặp Ngọc vào một buổi chiều những ngày cuối tháng 3, khi Ngọc đang hoàn tất việc thực hiện chương trình "Ôm tôi đi" với bảng hiệu "Vì trẻ em vùng cao, hãy ôm tôi đi và nếu bạn không phiền, xin trả tôi 5 ngàn một lần ôm". Đây là chương trình gây quỹ hướng tới trẻ em trường mầm non Sùng Đô (Văn Chấn, Yên Bái). Để tăng quỹ hoạt động, Ngọc đã tự khoác lên mình bộ đồ gấu trong thời tiết nóng bức đứng tại cổng trường Đại học Công nghiệp để vận động.
Nguyễn Bảo Ngọc trong một buổi vận động quyên góp trước cổng trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, sau khi vào học tại trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội, Ngọc vừa học vừa làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như học phí. Khoảng hơn nửa năm trước, trong một lần đi khám tại bệnh viện, Ngọc mới hay tin mình mắc phải căn bệnh ung thư tủy. Khi biết tin, Ngọc đã sốc và tưởng rằng sẽ không sống nổi. Cả thế giới dường như đang sụp đổ trước mắt, nhưng rồi suốt thời gian nằm nhà suy nghĩ, hình ảnh về những số phận nghèo khổ mà Ngọc đã gặp trong các chuyến đi tình nguyện trước đó đã làm cậu sinh viên báo chí thay đổi suy nghĩ. "Lúc đó tôi nghĩ, buồn, đau khổ liệu có ích gì vì sự thật cũng không thể thay đổi. Vậy tại sao mình không tự đứng lên, sống tốt cho những ngày tháng còn lại và làm điều gì đó có ích cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn ta" -Ngọc tâm sự.
Và Ngọc lại tiếp tục gắng tâm cho những chương trình thiện nguyện đang theo đuổi. Nhớ về lần chuẩn bị cho chương trình "Quảng Bình quê ta ơi", Bảo Ngọc cho biết: Để làm chương trình này, Ngọc ngày chạy xe ôm, góp tiền, tối lại đi gom quần áo cũ ở khắp nơi trong TP. Dù mỗi lần chỉ được 35.000 đồng nhưng đối với Ngọc lại như nhận mấy chục triệu đồng. Ban đầu rất nhiều người tỏ ra ái ngại, bởi chẳng ai chạy xe ôm lại đi xe ga, nhưng sau gần một tháng kiên trì Ngọc đã thu về số tiền hơn 1 triệu đồng. Đối với Ngọc, chạy xe ôm vừa kiếm được tiền từ thiện, lại trực tiếp mang đến niềm vui cho mọi người. Sau thành công của hoạt động "Tôi xe ôm", Ngọc tiếp tục tổ chức chương trình "Mang Tết về Quảng Bình" và tặng 5 suất học bổng cho những trẻ em vùng cao nơi đây...
Nhìn Ngọc tất bật với dự án từ thiện, ít người biết rằng, Ngọc mới rời khỏi giường bệnh được ít hôm, sức khỏe vẫn còn khá yếu và vẫn đang trong quá trình điều trị 1 lần/tuần tại bệnh viện, 2 tháng nữa sẽ kết thúc quá trình xạ trị hóa trị, sau đó chờ kết quả xét nghiệm tủy để đi tới những phương pháp như cấy hay thay tủy. Nhưng vượt lên trên tất cả, Ngọc vẫn khát khao được cống hiến nhiều hơn, bởi với chàng sinh viên trẻ này, chỉ có làm từ thiện, sống vì người khác mới có động lực mạnh mẽ vượt lên mọi thử thách của số phận.
Theo Kinhtế&Đôthị Online
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Người đàn ông khuyết tật 20 năm cần mẫn chế xe cho người cùng cảnh ngộ - 23/04/2015 14:57
- Người thợ sửa khóa 20 năm dẫn học sinh qua đường - 15/04/2015 03:30
- Giúp người khuyết tật kiếm tiền - 13/04/2015 06:28
- Lớp học của thầy giáo viết chữ bằng miệng - 13/04/2015 05:15
- Nữ điều dưỡng 20 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần - 13/04/2015 02:44
Các tin khác
- Dành nửa cuộc đời đi “nhặt” người điên về nuôi - 10/04/2015 09:19
- Cô gái khuyết tật viết ‘chuyện cổ tích’ giữa đời thường - 09/04/2015 01:28
- ‘Cộng đồng dưa hấu’ chia sẻ với người nghèo - 09/04/2015 01:14
- 'Thiên thần 1 chân' đi gieo những nụ cười - 07/04/2015 04:04
- Nghị lực của cô học trò mắc căn bệnh lạ - 07/04/2015 03:41