Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...HTX tiểu thủ công nghiệp - thương mại Thanh Thanh (xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) có 1/3 nhân công là người khuyết tật.
Các nhân công khuyết tật tại HTX Thanh Thanh - Ảnh: T.Hằng
Bà Xuân cho biết khi về hưu, thấy phụ nữ địa phương sau giờ làm đồng thì rảnh rang trong khi phải chi tiêu rất nhiều tiền vào các khoản điện, nước, việc ăn học của con. Từ đó bà Xuân nghĩ phải tìm một việc gì vừa sức với chị em “làm mà như chơi nhưng kiếm tiền thật”.
HTX tiểu thủ công nghiệp - thương mại Thanh Thanh ra đời từ trăn trở ấy. HTX tập trung vào các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như khay, balô, túi xách, chậu hoa... để tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi.
Sản phẩm HTX được làm theo đơn đặt hàng từ các công ty tại TP.HCM và các nước Đức, Nhật, Hà Lan... nên nhân công hầu như không phải lo thất nghiệp. Dần dần, bà Xuân nhận thấy ngoài những người nông nhàn thì người khuyết tật rất phù hợp với công việc này.
Bà Xuân chuyển sang đào tạo nghề cho người khuyết tật. Bà kết hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương mở những lớp dạy nghề miễn phí. Kể từ đó rất nhiều học viên khuyết tật tìm đến cơ sở xin gắn bó lâu dài, mong có thu nhập ổn định.
Tính đến nay, HTX có 10 tổ gia công ở các huyện, thành phố với trên 100 lao động, trong đó có khoảng 30 lao động là người khuyết tật.
Chị Nguyễn Thị Bích Châu (phường 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) cho biết thu nhập từ nghề đan giỏ đã giải quyết phần nào khó khăn kinh tế của gia đình. Dù đôi chân bị tật nhưng hiện chị là lao động chính nuôi gia đình. Trước kia hằng ngày chị Châu đi bán vé số để kiếm tiền.
Sau khi học nghề đan giỏ, chị tranh thủ hai buổi sáng chiều bán vé số, buổi trưa và tối đan giỏ. Chị Châu chia sẻ:
“Đầu tiên vô học thì thầy cô tạo điều kiện, ưu tiên cho người khuyết tật. Trong quá trình học nghề được nuôi cơm và chỗ ở nếu không có điều kiện đi lại nên mình làm việc rất thoải mái”.
Bà Nguyễn Thị Niệm - chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ - cho biết đã liên kết với HTX mở lớp dạy nghề cho người khuyết tật và người nghèo ở địa phương từ mấy tháng nay.
Bà thường đến cơ sở học làm những sản phẩm mới về chỉ lại cho những hộ ở xã mình. “Qua bản thân làm thử, tui thấy công việc này vừa sức với người khuyết tật. Làm ở đây đảm bảo được đầu ra, hằng tháng mỗi người kiếm thêm vài trăm ngàn đồng cũng lo được phần nào chi phí trong gia đình” - bà Niệm nói.
Chia sẻ những điều đã đạt được, bà Xuân nói: “Mục đích tôi thành lập HTX là muốn tạo việc làm cho những người khó khăn, nên bằng mọi giá không để họ nản chí mà rời cơ sở. Sắp tới tôi vẫn sẽ tập trung hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật và người nghèo.
Bản thân tôi cố gắng thiết kế những mẫu sản phẩm phù hợp với người khuyết tật nhưng có giá trị cao để tăng tiền gia công, tiếp sức cho người khuyết tật, người nghèo cải thiện miếng cơm manh áo”
Theo Tuổi Trẻ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Ngày hội kết nối những trái tim thiện nguyện - 04/05/2015 07:44
- Cử nhân khuyết tật và 5.000 suất cơm yêu thương - 28/04/2015 15:28
- Nữ giám đốc khuyết tật tài ba chắp cánh ước mơ cho người đồng cảnh - 23/04/2015 14:59
- Người đàn ông khuyết tật 20 năm cần mẫn chế xe cho người cùng cảnh ngộ - 23/04/2015 14:57
- Người thợ sửa khóa 20 năm dẫn học sinh qua đường - 15/04/2015 03:30
Các tin khác
- Lớp học của thầy giáo viết chữ bằng miệng - 13/04/2015 05:15
- Nữ điều dưỡng 20 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần - 13/04/2015 02:44
- Vượt lên số phận bằng tấm lòng thiện tâm - 13/04/2015 01:56
- Dành nửa cuộc đời đi “nhặt” người điên về nuôi - 10/04/2015 09:19
- Cô gái khuyết tật viết ‘chuyện cổ tích’ giữa đời thường - 09/04/2015 01:28