VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Không cam lòng nhìn cảnh hàng trăm thanh niên trong khu vực lao vào con đường nghiện ngập, bà Phương đã âm thầm lặn lội đến từng ngõ ngách để khuyên bảo và giúp họ cai thuốc.
Bà Nguyễn Thị Phương cư ngụ tại khu phố 4, phường 10, quận 3, TP HCM (gần ga Sài Gòn), địa bàn có thành phần dân cư phức tạp, đa số là người nhập cư đến sinh sống bằng đủ mọi nghề. Một cán bộ công an phường cho biết, khu vực này trước đây là điểm nóng về tệ nạn xã hội, nổi cộm nhất là tệ hút chích ma túy.
"Hồi đó trẻ con, người lớn hút chích xì ke công khai, rồi sinh ra trộm cướp giữa ban ngày, người dân cứ hở ra cái gì là mất cái đó. Như ở đoạn đường này đi đến đâu cũng thấy kim tiêm dính máu vứt la liệt, tôi cứ nhặt hết, cất cẩn thận vào bọc rồi nộp cho cán bộ phường tiêu hủy", tay chỉ con hẻm nhỏ dẫn vào khu phố, bà Nguyễn Thị Phương kể.
Nhờ kinh nghiệm nhiều năm làm công tác dân vận, bà Phương hiểu được rằng, để chấm dứt tệ nạn trên thì trước tiên cần quét sạch mầm mống ma túy. Vì thế năm 1998 bà cụ một mình đi đến từng con hẻm, vào từng gia đình, thậm chí cả sào huyệt của trẻ bụi đời để khuyên bảo, vận động những con nghiện bỏ "nàng tiên nâu" mà quay về cuộc sống lương thiện.
Vốn cùng cảnh mồ côi mẹ từ bé nên bà Phương rất thương và hiểu tâm lý của những đứa trẻ cơ nhỡ, bụi đời. Bà bảo: "Chúng nó vậy đó nhưng cũng cần tình thương và ưa ngọt lắm. Đứa thì thích chè, đứa thích kem, mình không tiếc với bọn trẻ những gì chúng cần thì mới khuyên bảo được chúng".
Hành trang đến với từng mảnh đời lầm lỡ của bà cụ 70 tuổi là tình thương chân thành và ước mong giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. Ngày cũng như đêm, sau khi hoàn thành công việc của mình tại gia đình, bà cụ lại đi phát thuốc cho người nghiện, với trường hợp nghiện lâu năm thì bà giúp đưa họ đi cai ở trung tâm điều trị Bình Triệu (cách đó khoảng 8 cây số).
"Ban đầu khuyên bảo họ cũng phản ứng dữ dội lắm, nhưng tôi nghĩ bụng cứ kiên trì thế nào cũng làm được, và biết đâu công việc này thành công sẽ có nhiều người ủng hộ cùng làm thì hiệu quả lớn lắm", bà bồi hồi nhớ lại.
Bếp ăn từ thiện của bà Phương hàng ngày cung cấp gần 80 suất cơm cho người có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thi Ngoan.
Nhiều lần bà Phương còn bị "sứt đầu mẻ trán" vì con nghiện lên cơn phá phách. Như năm 2002 khi đang giúp cho một cậu thanh niên cắt cơn, đến ngày thứ hai (giai đoạn khó khăn nhất của quy trình cai nghiện) thì anh này giẫy đạp báo hại bà té xuống gãy hai chiếc răng cửa, máu me giàn giụa phải đưa đi cấp cứu. Rồi lần khác bà lại bị một thanh niên xô xuống hố gãy tay...
Đến nay sau hơn 14 năm kiên trì tận tụy, bà cụ đã giúp đỡ cho hơn 100 người trong thành phố và hàng chục thanh niên ở các địa phương khác thoát cảnh nghiện ngập. Trong số đó nhiều người hoàn lương tìm được công việc ổn định, lập gia đình và chí thú làm ăn, đặc biệt hơn, một số em trở thành cán bộ công an xuất sắc, diễn viên điện ảnh, thợ may, thợ điện chuyên nghiệp.
Ở tuổi "thất thập cổ lai hy" trông bà Phương vẫn rắn rỏi, khỏe mạnh, với trí nhớ minh mẫn, bà nắm rõ lý lịch từng người và thường xuyên hỏi thăm, động viên những trường hợp mà bà đã giúp đỡ. Có nhiều em lầm lỡ được bà giúp đỡ, sau khi gây dựng sự nghiệp ổn định đã quay trở về cộng tác với bà tiếp tục chăm lo cho những mảnh đời đáng thương khác.
Nhiều người ở khắp nơi còn gọi điện đến nhờ "bà Phương ma túy" (tên mà người dân địa phương ưu ái đặt cho bà) giúp đỡ con cháu họ thoát cảnh nghiện ngập. Mặc dù tuổi đã cao, song bà vẫn không quản ngại đến tận nơi khuyên bảo hoặc tư vấn cho người thân giúp bệnh nhân tự cai.
Mỗi buổi trưa, nhiều cụ già neo đơn trong khu vực đến nhận cơm từ thiện. Ảnh: Thi Ngoan.
Đến nay khu phố 4, nơi bà Phương ở không chỉ được ghi nhận không còn bóng ma túy nữa mà còn được nhận danh hiệu "khu khố văn hóa".. Thời gian còn lại bà tiếp tục giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em bị lạm dụng tình dục, bệnh nhân tâm thần, sinh viên nghèo...
Năm 2008, với sự giúp đỡ của hội cựu thương binh và các mạnh thường quân, bà Phương đã xây được một bếp ăn tình thương mỗi ngày cung cấp gần 80 suất cơm cho người nghèo, với chi phí thực phẩm khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Thêm vào đó, bà cụ còn vận động những người hảo tâm xây dựng được 14 căn nhà tình thương cho người tàn tật, neo đơn.
Chị Huỳnh Thị Nở, người mẹ góa nuôi 2 đứa con, thuở cơ hàn khốn khó được bà Phương giúp đỡ nên bây giờ quay lại giúp bà cụ nấu cơm, chăm sóc, động viên những người đồng cảnh ngộ. Chị tâm sự: "Nhìn thấy gương cô cả đời chỉ biết lo cho người khác, mình và mọi người rất cảm kích. Cô đã giúp đỡ mình thì bây giờ mình cũng quay lại phụ với cô chăm lo cho những người cùng cảnh ngộ mình ngày trước".
Đánh giá cao những hy sinh thầm lặng của bà cụ Nguyễn Thị Phương, UBND phường, quận đã trao tặng danh hiệu "Người tốt việc tốt" cho bà. Và mới đây bà cụ còn nhận bằng khen và huy chương vì sự nghiệp nhân đạo do Thủ tướng Chính phủ phong tặng.
Theo VnExpress
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Dành nửa cuộc đời đi “nhặt” người điên về nuôi - 10/04/2015 09:19
- Cô gái khuyết tật viết ‘chuyện cổ tích’ giữa đời thường - 09/04/2015 01:28
- ‘Cộng đồng dưa hấu’ chia sẻ với người nghèo - 09/04/2015 01:14
- 'Thiên thần 1 chân' đi gieo những nụ cười - 07/04/2015 04:04
- Nghị lực của cô học trò mắc căn bệnh lạ - 07/04/2015 03:41