VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Đến xã Long Phước, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) nhắc đến người phụ nữ đôn hậu, hiền từ Nguyễn Thị Thanh Xuân, người dân nơi đây đều tấm tắc ngợi khen và nể phục. Dù đã bước sang tuổi lục tuần, nhưng bằng tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, bà đã bắt tay gây dựng Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp thương mại Thanh Thanh (HTX), mang lại cơ hội học nghề, tự lập cuộc sống cho hàng chục người khuyết tật và lao động nông nhàn.
Thành lập HTX từ nỗi niềm trăn trở
Khác với những đồng nghiệp khi đến tuổi nghỉ hưu, người phụ nữ đầy lòng nhân ái Nguyễn Thị Thanh Xuân lại chọn cho mình công việc làm thiện nguyện, những ấp ủ bấy lâu khi còn công tác. Cũng bởi mong muốn giản dị ấy nên bà thường kết hợp những việc làm thiện nguyện của mình trong mỗi chuyến công tác xa nhà. Trước mỗi đợt công tác ở tỉnh bạn, bà đều bỏ ra một khoản tiền và vận động thêm các nguồn đóng góp từ đồng nghiệp, bè bạn, người thân và tự tay chuẩn bị, gói gém chu đáo những món quà nhỏ để mang theo. Công việc cơ quan đã hoàn tất, bà tranh thủ tìm đến các cơ sở nuôi dưỡng, trung tâm bảo trợ để thăm hỏi, động viên và trao tận tay những suất quà, gửi gắm tình cảm của bà và những người bạn, đồng nghiệp đã cùng chung tay đóng góp cho những mảnh đời khuyết tật, mồ côi.
Nữ Chủ nhiệm tận tình hướng dẫn cho học viên (Người đứng thứ 2 nhìn từ phải sang).
Sau nhiều đêm ngày trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương pháp hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, theo sự gợi ý của một số bè bạn, bà Xuân đã quyết định xin thành lập Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp thương mại Thanh Thanh. Bà mong lắm sau khi HTX ra đời, những người khuyết tật có việc làm phù với sức khoẻ, cải thiện cuộc sống, tự tin hoà nhập cộng đồng.
Nhờ sự giúp sức, hỗ trợ của gia đình, chồng con, HTX do bà Xuân làm Chủ nhiệm đã được thành lập năm 2011. Dành chọn tâm huyết với công việc của HTX, cùng với kinh nghiệm quản lý khi còn công tác, HTX của bà từng bước đi vào hoạt động nề nếp và phát triển ổn định, khởi sắc.
Bà Xuân cho biết: “Từ khi thành lập HTX, nhiều lao động nông nhàn quê tôi đã có thêm việc làm, cải thiện thu nhập. Không chỉ tạo việc làm cho người lành, tôi còn nhận dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Tôi cũng nỗ lực tìm hiểu, học hỏi và cố gắng thiết kế những mẫu sản phẩm phù hợp với người khuyết tật nhưng có giá trị cao để tăng tiền công, tiếp sức cho người khuyết tật, người nghèo cải thiện cuộc sống”.
Cũng theo những chia sẻ của nữ Chủ nhiệm, các sản phẩm HTX tập trung sản xuất chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, như túi xách, thú nhồi bông, ba lô, khay, giỏ, lẵng hoa, các sản phẩm mỹ nghệ trang trí trong gia đình, công sở… Với những mẫu mã thiết kế phong phú, đa dạng, tinh tế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX không những được khách hàng trong nước đặt mua, mà còn vươn xa ra các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Đức…
Trao cơ hội lao động - trao tương lai cho người khuyết tật
Sau 6 năm thành lập, từ con số vài ba xã viên, đến nay con số y đã tăng lên gần 30 người, mang lại thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Với sự khéo léo chèo lái đưa HTX vững mạnh như hôm nay, bà Xuân luôn tạo dựng uy tín, sự đoàn kết, bởi theo bà chữ tín và đoàn kết sẽ là yếu tố quan trọng để gây dựng HTX lớn mạnh. Đó cũng là lý do HTX thường xuyên nhận được các đơn đặt hàng từ một số tỉnh, thành phố lớn trong nước và các nước trên thế giới với số lượng lớn, nâng con số từ vài trăm sản phẩm/năm những năm đầu thành lập lên gần 50 nghìn sản phẩm/năm trong 2 năm trở lại đây. Kết quả đó đã đưa doanh thu của HTX tăng cao theo từng năm, từ vài chục triệu tăng lên hàng trăm triệu và giờ đây con số ấy đã chạm đến mốc hơn 1 tỷ/năm.
Bên cạnh tạo việc làm cho các lao động nông nhàn, bà Xuân luôn dành một sự quan tâm, ưu tiên và tạo điều kiện đặc biệt cho người khuyết tật. Bà sẵn sàng mở rộng vòng tay nhận đào tạo nghề miễn phí cho những người khuyết tật còn khả năng lao động. Với nữ Chủ nhiệm, chỉ cần họ có đôi tay và nhiệt huyết với công việc thì bà sẽ sẵn sàng trao cơ hội lao động cho họ.
Các lao động khuyết tật đã có nguồn thu nhập ổn định tại HTX sau khoá học nghề miễn phí.
Sau mỗi khoá đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật tại địa phương, bà đều cố gắng tạo việc làm ổn định cho người yếu thế. Bằng cách làm này, ngoài các xã viên đang làm việc tại HTX, bà Xuân đã gây dựng được 12 tổ gia công ở các huyện, thị trong tỉnh với trên 100 lao động, trong đó có hơn 30 lao động là người khuyết tật.
Nữ Chủ nhiệm HTX cũng chủ động kết nối với Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ) mở các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ cho người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi tham gia học nghề, những đối tượng này cũng đã tự tin, mạnh dạn nhận hàng gia công, bước đầu giúp họ có thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Anh Nguyễn Văn Tấn trú tại phường 2, thành phố Vĩnh Long tâm sự: “Là một người khuyết tật vận động khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từng rất tự ti và ngại tiếp xúc với người xung quanh do mặc cảm, hàng ngày tôi chỉ trốn mình trong căn phòng nhỏ. Thế rồi cuộc đời tôi đã rẽ sang một lối đi mới từ khi tôi được nhận vào học nghề thủ công mỹ nghệ miễn phí tại HTX. Sau khoá học, với tay nghề khá, tôi may mắn được nữ Chủ nhiệm HTX trao cơ hội làm việc sau khoá học. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định hơn 3 triệu đồng/tháng đã giúp tôi trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Tôi thấy mình thêm yêu cuộc sống và mong muốn những người đồng cảnh khác cũng có cơ hội học nghề và được làm việc như tôi”.
Đó không chỉ là mong muốn của anh Tấn, một trong số những lao động khuyết tật đang được làm việc tại HTX mà đó cũng chính là niềm mong mỏi của chính nữ Chủ nhiệm HTX. Bà Xuân hy vọng, trong thời gian tới HTX sẽ mở thêm các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, đào tạo nâng cao tay nghề cho các kỹ thuật viên để đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi cao hơn từ phía các đối tác trong và ngoài nước. Để thực hiện được mong muốn đó, bà Xuân cần lắm nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, các cấp, ngành chức năng để có nguồn vốn đầu tư mở rộng xưởng học nghề, trang bị thêm máy móc, phương tiện sản xuất…, đưa HTX trở thành địa chỉ đào tạo nghề uy tín cho người khuyết tật.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tấm lòng của vợ chồng bác sĩ người Mỹ - 25/09/2017 03:15
- Hát tình ca mua xe ba bánh giúp người khuyết tật - 21/09/2017 07:40
- Cách những người trẻ làm từ thiện - 07/08/2017 08:49
- Hát để sẻ chia với bệnh nhi nghèo - 07/08/2017 03:19
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật Vĩnh Long: Đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật - 21/07/2017 07:52
Các tin khác
- Thiết bị lái xe định hướng cho người khiếm thính - 27/06/2017 07:11
- 'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính - 27/06/2017 06:48
- Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập: Tích cực hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng - 19/06/2017 03:16
- Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Học Phật, tu nhân và làm từ thiện - 05/06/2017 02:39
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh làm đại sứ liên hoan Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2017 - 02/06/2017 08:51