VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Tôi chưa từng học qua một trường lớp đào tạo về kinh doanh, cũng chưa một lần nghĩ rằng tương lai mình sẽ trở thành doanh nhân, nhưng có lẽ cái duyên của cuộc đời đã trao cho tôi sự tự tin để thay đổi công việc. Vốn là nữ thư ký cho một công ty nước ngoài, từng theo học chuyên ngành ngoại ngữ, trường Đại học Đà Lạt, tôi đã mạnh dạn đi đến quyết định thành lập công ty chuyên sản xuất kinh doanh hàng dệt len và thực hiện sứ mệnh giúp người khuyết tật lập nghiệp.
Giúp người khuyết tật nhận ra ý nghĩa cuộc sống
Trong một chuyến đi thăm cơ sở sản xuất hàng dệt len của người bạn thân, tôi thực sự ấn tượng khi tận mắt thấy người khuyết tật hăng say, miệt mài lao động để đạt năng suất như người bình thường. Trở về nhà, hình ảnh người công nhân khuyết tật cần cù ấy cứ mãi hiển hiện trong suy nghĩ của tôi, thôi thúc tôi làm điều gì đó thật ý nghĩa cho những con người thiệt thòi ấy. Bởi tôi hiểu, người khuyết tật cũng cần có việc làm, họ rất muốn khẳng định mình trong xã hội nhưng cơ hội đến với họ thật hiếm hoi.
Nhận thấy nhu cầu được làm việc của người khuyết tật rất cao, nó không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người khuyết tật, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội. Năm 2003, tôi quyết định thành lập Cơ sở dạy nghề và sản xuất các sản phẩm len xuất khẩu Nắng Mai, giúp người khuyết tật được làm việc, vơi đi cái cảm giác là gánh nặng của gia đình, xã hội. Quyết định đi theo hướng tổ chức sản xuất các mặt hàng truyền thống của quê hương, vì tôi thấy nghề dệt len có rất nhiều công đoạn tỉ mẩn nhưng lại phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật.
Với những đóng góp đáng kể trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật,
chị Trang đã vinh dự được trao tặng nhiều Bằng khen của các cấp Bộ, ngành
Ngày đầu thành lập, tôi trăn trở nhiều lắm về công tác tổ chức dạy nghề, tạo điều kiện nơi ăn, chốn ở miễn phí, nắm bắt tình trạng sức khỏe của từng lao động khuyết tật để bố trí công việc phù hợp với từng dạng tật... Thêm vào đó, toàn bộ các dụng cụ sản xuất và một số loại máy đan ráp phải cải tiến lại cho phù hợp với tư thế ngồi của từng người khuyết tật. Nhưng khó khăn lớn nhất mà tôi phải cố gắng vượt qua chính là sự mặc cảm, tự ti, nản chí của học viên mỗi khi được học một bài mới, cách làm mới do các em khuyết tật nắm bắt chậm, thao tác chưa khéo, chưa hòa nhập cuộc sống tập thể, thiếu thốn tình cảm khi phải xa gia đình...
Những lần như thế tôi phải kiên nhẫn giải thích, động viên các em rất nhiều. Bằng tình thương với học viên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng sẻ chia, tôi luôn cố gắng giúp người khuyết tật nhận ra cuộc sống có ý nghĩa chỉ khi ta có mục tiêu để hướng tới và tự lập bằng chính sức lao động của mình.
Và trao chiếc cần câu
Sau 2 năm ra đời, cơ sở dạy nghề và sản xuất các sản phẩm len xuất khẩu Nắng Mai đi vào hoạt động ổn định. Đó cũng là lý do tôi quyết định xin giấy phép thành lập Công ty TNHH Nắng Mai Đà Lạt năm 2005, nuôi hy vọng tạo thêm nhiều việc làm, mang lại doanh thu cao hơn cho Công ty cũng như thu nhập khá hơn cho lao động khuyết tật. Các mặt hàng chủ yếu của Công ty chủ yếu được sản xuất từ len sợi gồm áo len, khăn choàng, găng tay… Bằng chất lượng uy tín, mẫu mã đa dạng, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và được xuất khẩu đi các nước EU, Australia, Mỹ…
Niềm vui lao động của công nhân khuyết tật tại Công ty TNHH Nắng Mai Đà Lạt
Với sự đãi ngộ khá đặc biệt khi các học viên vừa được học nghề, vừa được lo ăn, ở miễn phí, tạo việc làm nên người khuyết tật không chỉ ở trong tỉnh mà ở các tỉnh thành khác đã tìm đến Nắng Mai xin học nghề, làm việc đông lên đáng kể. Gần 12 năm qua, tôi đã tiếp nhận dạy nghề và tạo việc làm cho hàng trăm lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số với mức thu nhập ổn định từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ cố gắng tạo ra việc làm, tôi còn đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như tổ chức các đợt tham quan, du lịch, nhằm khích lệ, động viên tinh thần làm việc cho người lao động. Đặc biệt, ngoài những ngày nghỉ lễ trong năm, công nhân trong Công ty là người khuyết tật được nghỉ hai ngày 18/4 và 3/12 mà vẫn hưởng lương.
Bên cạnh việc quan tâm, chăm lo đời sống cho nhân viên, tôi cũng luôn sẵn lòng hưởng ứng và tham gia vào các chương trình của Sở Lao động - Thương binh và xã hội như đưa công nghiệp về vùng nông thôn, nhằm giúp lao động nông thôn tiếp cận với sản xuất công nghiệp thông qua việc thành lập các cơ sở đan len nhỏ tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng, tham gia chương trình dạy nghề cho 30 phụ nữ khuyết tật tại huyện Đức Trọng theo dự án của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dành cho tỉnh nhà. Dự án này vừa tạo thuận tiện cho phụ nữ khuyết tật có thể học nghề, tổ chức sản xuất tại địa phương, vừa giúp họ được gần gũi, chăm sóc gia đình.
Không muốn bó hẹp trong phạm vi dạy nghề, sản xuất hàng dệt len, tôi đã quyết định đầu tư xây dựng Khu du lịch Nắng Mai tại Lô A2, đường Ankoret, phường 7, thành phố Đà Lạt. Với lợi thế nằm trên một trong những rừng thông đẹp hoang sơ, yên tĩnh, tôi mong muốn giới thiệu đến bạn bè, du khách trong nước, quốc tế cảnh đẹp thiên nhiên, khu trưng bày và bán những sản phẩm đặc trưng, cũng như thưởng thức các món ăn đặc sản của Đà Lạt. Tôi thực sự rất vui bởi sự ra đời của khu du lịch đã góp phần mang lại việc làm cho hơn 100 lao động khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số tại mảnh đất thơ mộng này.
Từ ngôi nhà chung Nắng Mai, đã có hàng chục cặp trai, gái nên duyên chồng vợ. Tôi hạnh phúc lắm, bởi không chỉ được anh chị em công nhân yêu quý, kính trọng, mà họ còn coi tôi như người chị, người mẹ, người bạn tâm giao, bà mối se duyên trong gia đình Nắng Mai.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hoá: Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề CTXH - 17/08/2015 09:00
- Người quét rác trả hơn 1.000 USD nhặt được - 15/08/2015 02:29
- Công nhân nghèo trả lại vàng nhặt được cho người đánh rơi - 10/08/2015 15:08
- Cụ bà nghèo trả lại chiếc ví có 6 triệu đồng - 10/08/2015 03:51
- Giúp hội viên tự tin hòa nhập cộng đồng - 04/08/2015 07:21