Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Miền quê nghèo làng Hiền Sĩ là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ đẫm nước mắt và buồn tủi của tôi, nhưng cũng chính nơi đây đã hun đúc cho tôi nghị lực vươn lên nghịch cảnh, trở thành người có ích. Tôi luôn mong sẽ cống hiến thật nhiều sức lực, khả năng của mình để dạy nghề cho những số phận đồng cảnh ngộ.
Quyết tâm học nghề
Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em, là con thứ 2 nhưng lại có số phận thiệt thòi nhất, bởi sau trận sốt bại liệt năm tôi còn chập chững học đi, bên chân trái của tôi teo lại và dần dần bị liệt. Tôi còn nhớ lắm hình ảnh ba tôi ngày đó là thương binh nặng, dù đã gửi lại đôi tay nơi chiến trường khốc liệt năm xưa, đôi mắt cũng không còn ánh sáng vì đạn bom nhưng vẫn cố nén nỗi đau vỗ về, động viên tôi. Còn mẹ tôi, nỗi buồn cứ giằng xé tâm can, nước mắt mẹ luôn trực trào khi thấy cảnh hai ba con khuyết tật dìu nhau tập đi.
Sức khỏe yếu nên ba tôi không thể đỡ đần gì cho mẹ ngoài việc trông nom nhà cửa, bảo ban các con học hành. Việc gánh vác gia đình đều do mẹ tôi lo liệu. Mẹ tôi thường phải dậy sớm thức khuya, thắt lưng buộc bụng kiếm miếng ăn, cái mặc đắp đổi qua ngày cho chồng và đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Không muốn chúng tôi phải chịu thua thiệt với bạn bè, mẹ đã tạo điều kiện cho 6 anh em tôi được đi học, nhưng kinh tế eo hẹp nên anh em tôi chỉ theo học hết chương trình phổ thông.
Thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ và để mẹ vơi bớt gánh nặng gia đình, các anh em của tôi đều đi học nghề và tìm được một việc làm ổn định. Đỡ được vất vả thì mẹ tôi phải chịu đựng nỗi buồn thương khi ba tôi lìa xa cõi trần.
Không còn ba làm chỗ dựa, là đôi chân cho tôi mỗi khi cần di chuyển, tôi cố gắng tập đi bằng đôi nạng gỗ, chủ động hơn trong sinh hoạt cá nhân. Tôi cũng cố gắng thuyết phục mẹ cho tôi được vào Sài Gòn làm thuê để tự lập cuộc sống. Lúc đầu nghe tôi nói, mẹ kiên quyết không đồng ý vì mẹ lo sức khoẻ tôi yếu, trong khi không người thân quen, không chỗ ở làm sao có thể trụ được nơi đất khách quê người. Nhưng thấy tôi quả quyết, mẹ cũng chiều theo mong muốn của tôi.
Vì không có nghề nghiệp ổn định nên cứ nay đây mai đó tôi lặn lội xin làm thuê, làm mướn, công việc vất vả nhưng đổi lại thu nhập chẳng được là bao. Tôi chợt nghĩ, sao mình không tìm học một cái nghề, nhưng trong tôi lại cảm thấy rất lúng túng không biết nên chọn học nghề gì phù hợp khi sức khoẻ không như người bình thường. Trong thời điểm tôi băn khoăn, trăn trở thì một người quen đã giới thiệu tôi đến học nghề tại Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên - Huế. Không để vuột mất cơ hội, tôi quyết định quay về sống với gia đình và viết đơn xin học nghề mộc mỹ nghệ tại Trung tâm từ năm 2005.
Trở thành người có ích
Được Trung tâm nhận vào học nghề miễn phí, tôi luôn cố gắng trau dồi kỹ năng và chịu khó học hỏi trong suốt quá trình học. Tôi thực sự rất vui bởi nhờ có chút năng khiếu nên tôi tiếp thu bài học nhanh, các công đoạn chọn, pha gỗ hay kỹ thuật trạm trổ, đục, bào để tạo hình không quá khó với tôi. 4 năm theo học nghề mộc mỹ nghệ, tôi đã tích lũy khá nhiều vốn nghề, điều đó giúp tôi trở thành học viên xuất sắc toàn khoá học, là niềm tự hào của các thầy, các cô.
Các học viên có tay nghề giỏi sẽ được tạo điều kiện vừa học, vừa làm, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình
Với tay nghề giỏi, tôi may mắn được Ban Giám đốc Trung tâm tiếp tục tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa đào tạo sư phạm nghề. Sau khóa học đó, tôi được nhận vào làm giáo viên dạy nghề cho người đồng cảnh tại Trung tâm.
Là người khuyết tật nhưng tôi được tham gia dạy nghề cho các học viên ở nhiều dạng tật. Tất cả các học viên đều bị khuyết thiếu một phần cơ thể, người khuyết tật chân, người thiểu năng trí tuệ, người khiếm thính, điếc câm, bởi vậy tôi luôn cố gắng, kiên trì tìm ra phương pháp, cách hướng dẫn phù hợp nhất cho từng dạng tật, để học viên nào cũng có thể học, làm và sống được bằng nghề.
Gần 6 năm trực tiếp dạy nghề cho người khuyết tật, tôi đã tận tình chỉ bảo, truyền nghề cho hàng trăm học viên đồng cảnh. Nhiều em có tay nghề vững đều được tạo điều kiện vừa học, vừa làm để có thêm thu nhập, đỡ đần gia đình từ 500 - 1 triệu đồng/học viên/tháng. Một số học viên sau khi hoàn thành khóa học đã mạnh dạn mở xưởng sản xuất ngay tại nhà, không chỉ tự lập cuộc sống cho bản thân mà còn là chỗ dựa kinh tế vững chắc cho gia đình.
Bên cạnh công việc truyền nghề cho học viên đồng cảnh, tôi còn đề xuất với Ban Giám đốc Trung tâm nhận gia công các đơn hàng của một số cơ sở mộc nhằm giúp học viên vừa có cơ hội thực hành, vừa kiếm thêm thu nhập. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường tranh thủ thời gian tìm đến các xã, huyện nghèo hỗ trợ tư vấn, giúp những đối tượng khuyết tật nghèo có cơ hội học nghề, tự lập cuộc sống và tự tin hòa nhập cộng đồng.
Với niềm say mê trong công tác dạy nghề và không ngừng miệt mài sáng tạo các sản phẩm mộc mỹ nghệ nhiều năm qua, đã góp phần mang lại cho tôi danh hiệu cao quý Nghệ nhân quốc gia năm 2014, do Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam phong tặng.
Đông miệt mài truyền nghề cho người đồng cảnh
Không chỉ có đôi tay khéo léo với nghề mộc mỹ nghệ, tôi còn có chút năng khiếu về thể thao nên được Ban Giám đốc tạo điều kiện cho tham gia giải thể thao người khuyết tật toàn quốc từ năm 2007. Thành quả từ những tấm huy chương Vàng ở bộ môn cầu lông trên xe lăn hàng năm, đã mang tới cho tôi vinh dự được tham gia giải Asean Paragames năm 2011 tại Indonesia.
Đằng sau những thành công trong công việc, thể thao, tôi luôn có sự hỗ trợ, động viên của mẹ và một hậu phương vững chắc - người vợ đồng cảnh nết na, hiền dịu, luôn sẵn sàng hy sinh, sẻ chia, vun đắp cho tổ ấm gia đình và chăm sóc các con.
Nguồn: Tạp chí Người Bảo Trợ
Tin mới
- Giúp hội viên tự tin hòa nhập cộng đồng - 04/08/2015 07:21
- Mang nắng mai đến với người khuyết tật - 23/07/2015 04:46
- Một người hiến tạng cứu sống 6 người - 22/07/2015 00:59
- Bác nông dân "chặn" xe cảnh sát nhờ trả ví tiền nhặt được - 03/07/2015 09:34
- 5 năm tình nguyện cõng bạn đến trường - 03/07/2015 05:44