VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hóa được thành lập năm 2012, trên cơ sở tổ chức lại và bổ sung nhiệm vụ từ Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thanh Hóa. Là một trong 10 trung tâm thí điểm mô hình CTXH trong cả nước, Trung tâm đã và đang đẩy mạnh hoạt động CTXH cho các dạng đối tượng, nhằm đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và góp phần vào quá trình phát triển nghề CTXH.
Xây dựng các mục tiêu đáp ứng nhu cầu CTXH
Thực hiện các mục tiêu chung mà nghề CTXH hướng đến là phát hiện những mối quan tâm, xác định các nhu cầu của con người, trên cơ sở đó, Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thanh Hoá đã xây dựng các mục tiêu cụ thể để đáp ứng các nhu cầu CTXH tại cộng đồng.
Mục tiêu đầu tiên mà Trung tâm hướng đến là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp, giúp các đối tượng giảm bớt những khó khăn về tiếp cận và sàng lọc, cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp, tư vấn, hỗ trợ khám, chăm sóc y tế, giới thiệu thông tin đến các dịch vụ xã hội, pháp lý... Bên cạnh đó, Trung tâm đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ dài hạn để phục hồi chức năng cho các đối tượng qua phương pháp trị liệu tâm lý. Điều này sẽ giúp cho các nhóm đối tượng như trẻ tự kỷ, người bị liệt do ảnh hưởng của chấn thương cột sống, người tâm thần, người thiểu năng trí tuệ, những người có các khuyết tật về thể chất, năng lực hay người nghiện ma túy, rượu sẽ được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương, người di cư, người thất nghiệp, người nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân bị buôn bán hay người có vấn đề sức khỏe mãn tính, Trung tâm sẽ giúp các đối tượng được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý, chăm sóc.
Cán bộ Trung tâm tư vấn, hỗ trợ đối tượng tại cộng đồng tiếp cận nghề nuôi ong
Qua việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Trung tâm cũng đã góp phần đánh giá nhu cầu, cung cấp dịch vụ, quản lý, hỗ trợ, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp, chăm sóc tại cộng đồng đối với những trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hay các trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp và trợ giúp tư pháp đối với trẻ em làm trái pháp luật. Để làm tốt mục tiêu này, cán bộ Trung tâm đã trực tiếp làm việc với gia đình, các cơ quan liên quan và trẻ em để cung cấp dịch vụ tham vấn, hỗ trợ trẻ em tiếp cận dịch vụ xã hội, tổ chức chăm sóc thay thế trong trường hợp cần thiết như đỡ đầu, nhận con nuôi, chăm sóc tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội. Đối với những trường hợp trẻ có khó khăn về hành vi, giao tiếp, cán bộ trung tâm tiếp cận, cùng gia đình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ, trực tiếp can thiệp hành vi cho trẻ. Ngoài chức năng tư vấn, kết nối dịch vụ cho phụ huynh, nơi đây cũng trở thành địa chỉ tin cậy trong việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, NKT, đặc biệt là trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng theo các chương trình, dự án.
Để cung cấp dịch vụ CTXH trong lĩnh vực tư pháp với người chưa thành niên, Trung tâm đã đưa ra các hình thức cung cấp hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho nhóm đối tượng này trong quá trình điều trị, tư vấn, hỗ trợ, giúp họ hoà nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trường giáo dưỡng hoặc trại giam và tổ chức các hình thức hỗ trợ phục hồi nhân phẩm, tư vấn, tham vấn cho người bán dâm, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV, nạn nhân bị buôn bán đối với dịch vụ CTXH trong hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
Ban Giám đốc Trung tâm cũng tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nghề CTXH để nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên CTXH; tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, nghiệp vụ chăm sóc, trợ giúp đối tượng và đặc biệt chú trọng việc nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề CTXH thông qua hình thức tuyên truyền. Mặt khác, tư vấn học nghề, tìm việc làm cho các đối tượng, vận động cộng đồng, cá nhân cùng tham gia và hỗ trợ huy động nguồn lực để thực hiện các hoạt động CTXH.
Triển khai mạnh mẽ các hoạt động trợ giúp xã hội
Để đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và góp phần vào quá trình phát triển nghề CTXH, Trung tâm đã tổ chức nhiều mô hình hỗ trợ đa dạng vừa để cung cấp dịch vụ CTXH cho các nhóm đối tượng, vừa đẩy mạnh các hoạt động xã hội tại cộng đồng. Bằng hình thức tổ chức thăm khám, tư vấn, phẫu thuật và điều trị PHCN, hơn 700 lượt người khuyết tật đã được chăm sóc sức khoẻ, có cơ hội tham gia lao động, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội; gần 1000 đối tượng là những người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tư vấn, can thiệp sớm; hàng nghìn lượt đối tượng đã được tư vấn kết nối dịch vụ CTXH trực tiếp tại Trung tâm và qua tổng đài 037.8011.999; hàng năm tổ chức điều dưỡng tập trung cho gần 2000 lượt người có công với cách mạng; sản xuất hàng nghìn dụng cụ chỉnh hình các loại nhằm đáp ứng nhu cầu PHCN cho người khuyết tật.
Với mong muốn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu theo Đề án 32, Trung tâm đã tổ chức triển khai hơn 80 hội nghị tuyên truyền về nghề CTXH tại 5 huyện trong toàn tỉnh Thanh Hoá, khai giảng hàng chục khoá đào tạo, tập huấn nghề CTXH.
Trẻ khuyết tật được cán bộ Trung tâm hỗ trợ chăm sóc, tư vấn, can thiệp sớm
Trong thời gian qua, Trung tâm đã đẩy mạnh việc thực hiện mô hình “Cá nhân, gia đình nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” và mô hình “Trợ giúp nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng” trên địa bàn tỉnh và thành lập cơ sở điều trị methadone. Từ khi cơ sở điều trị này ra đời, Trung tâm đã tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân theo đúng quy trình.
Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Khánh cho biết: “Hoạt động của Trung tâm đã từng bước góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về nghề CTXH, truyền tải được cơ bản những kiến thức và kỹ năng CTXH cho đội ngũ cán bộ ngành lao động, thương binh và xã hội và y tế các cấp, cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới, nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào các chương trình, dự án nên bấp bênh và bị động, đội ngũ nhân viên mỏng nên chưa triển khai đa dạng các loại hình dịch vụ cho các nhóm đối tượng.
Để phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần kịp thời bổ sung những hành lang pháp lý cho công tác phát triển nghề CTXH, có chính sách thu hút cán bộ đối với đội ngũ chuyên viên chuyên ngành tại Trung tâm, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc can thiệp, trợ giúp và cung cấp dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, phân bổ nguồn lực tài chính và tăng thêm biên chế cho Trung tâm...”
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Biểu dương 2 công nhân không nhận hối lộ - 04/09/2015 06:15
- Ông giáo nhờ công an tìm chủ nhân 100 triệu đồng bỏ quên - 26/08/2015 01:54
- “Má” Lành và những suất cơm nghĩa tình - 25/08/2015 01:33
- Cảnh sát cơ động trả lại hơn 600 triệu đồng nhặt được cho khách du lịch - 19/08/2015 13:24
- Trách nhiệm, tâm huyết vì người khuyết tật - 17/08/2015 09:04
Các tin khác
- Người quét rác trả hơn 1.000 USD nhặt được - 15/08/2015 02:29
- Công nhân nghèo trả lại vàng nhặt được cho người đánh rơi - 10/08/2015 15:08
- Cụ bà nghèo trả lại chiếc ví có 6 triệu đồng - 10/08/2015 03:51
- Giúp hội viên tự tin hòa nhập cộng đồng - 04/08/2015 07:21
- Mang nắng mai đến với người khuyết tật - 23/07/2015 04:46