Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Gấn 20 năm hoạt động với hai lần thay đổi chức năng, mục tiêu của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long luôn hướng đên là hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non, phổ thông trến địa bàn tỉnh. Thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, với mục tiêu: giai đoạn 2016 - 2020 có 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục, Trung tâm đã từng bước đưa ra những sáng tạo, đổi mới cho hoạt động GDHN trẻ khuyết tật. Những nỗ lực của Trung tâm đã và đang góp phần tích cực trong việc đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật trong tỉnh.
Hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động GDHN
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Vĩnh Long ra đời năm 1998 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật, trực thuộc ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh Vĩnh Long. Sau 3 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đổi tên thành Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, với 24 giáo viên, cán bộ, nhân viên. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã nhận nuôi dạy nội trú cho 100 trẻ khuyết tật.
Đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ từ nuôi dạy chuyển sang dạy chữ và dạy nghề cho trẻ khuyết tật, đến năm 2006, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long đã đề nghị và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai thí điểm, chuyển đổi từ Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập (GDHN) trẻ khuyết tật Vĩnh Long. Trung tâm ra đời nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động GDHN trẻ khuyết tật tại các trường mầm non, phổ thông theo mô hình “Phát triển hệ thống hỗ trợ toàn diện GDHN trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long”. Mô hình này nhằm đảm bảo trẻ em và thanh niên khuyết tật tỉnh được hòa nhập thông qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng; bồi dưỡng giáo viên, cán bộ phục hồi chức năng và gia đình trẻ; phối hợp hoạt động giữa các ban ngành đoàn thể hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập toàn diện.
Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn của Trung tâm đã góp phần thay đổi suy nghĩ của gia đình trẻ khuyết tật.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc cũng đưa ra nhiều mục tiêu bám sát chức năng, nhiệm vụ như tổ chức các chương trình tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên, thành lập tổ GDHN nhằm giảm dần tỉ lệ học sinh chuyên biệt; tiếp nhận, tư vấn và can thiệp sớm cho học sinh khuyết tật... Không chỉ đổi mới các hình thức cho phù hợp với mô hình của Trung tâm, Ban Giám đốc Trung tâm còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về người khuyết tật, khai giảng các lớp tập huấn cho giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ khuyết tật, phụ huynh học sinh và cán bộ phụ trách cấp huyện, xã, ấp đồng thời phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu mô hình học hòa nhập mới và tuyên truyền những tấm gương trẻ khuyết tật vượt khó học giỏi…
Đảm bảo quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật
Sau 11 năm nỗ lực, với trọng tâm là chuyển đổi trường chuyên biệt thành Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN, công tác giáo dục trẻ khuyết tật của tỉnh Vĩnh Long đã thu được nhiều thành công. Tỉ lệ trẻ khuyết tật trong độ tuổi đến trường được đi học đạt gần 65%, năng lực giảng dạy của giáo viên và sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng đối với GDHN ngày càng được nâng cao. Trẻ khuyết tật có cơ hội tiếp cận giáo dục, khẳng định sức học theo năng lực và nhu cầu của mình, còn giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục trẻ khuyết tật.
Riêng trong năm 2016, toàn tỉnh Vĩnh Long tỉnh có 105 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các trường mầm non, 845 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các trường tiểu học và 306 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các trường trung học cơ sở. Trong đó, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật đã can thiệp cho 67 trẻ, tư vấn hướng nghiệp cho 10 thanh niên có việc làm và dạy nghề cho 15 thanh niên khuyết tật, tổ chức cho 40 trẻ khuyết tật trí tuệ tham gia chương trình giáo dục thường xuyên ở trình độ lớp 6 và học thêm các kỹ năng sống. Ngoài ra, Trung tâm còn vận động nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xã hội, với giá trị phúc lợi hàng tỷ đồng hỗ trợ trẻ khuyết tật.
Nhiều trẻ khuyết tật có cơ hội được tiếp cận giáo dục từ các lớp học hoà nhập.
Có thể nói, hầu hết các em đã trở nên tự tin hơn sau khi đến trường, trẻ khuyết tật được can thiệp sớm đã có nhiều tiến bộ về giao tiếp, đi lại, tương tác với những trẻ em bình thường khác, nhiều em có chuyển biến tốt về hành vi. Đặc biệt, gia đình trẻ khuyết tật đã thay đổi suy nghĩ về những đứa con khuyết tật của mình và khuyến khích trẻ đến trường sau khi tham gia các chương trình hội thảo, tập huấn nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và giúp các em phát triển hết tiềm năng. Một điều có thể nhận tháy rõ là kiến thức, hiểu biết của phụ huynh về khuyết tật của con ở mỗi gia đình có trẻ khuyết tật đã được cải thiện rõ rệt, họ nhận thức được tầm quan trọng của việc cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để hỗ trợ trẻ khuyết tật.
Ông Hứa Minh Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật cho biết: “Ngày càng có nhiều phụ huynh nhận thức được những lợi ích mà trẻ được hưởng từ giáo dục. Cha mẹ các em đã tin rằng trẻ khuyết tật có thể học được tại các lớp học trong trường phổ thông. Họ cũng hiểu, là cha mẹ phải có trách nhiệm, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật đến trường. Do đó, cha mẹ của trẻ khuyết tật không còn miễn cưỡng đưa trẻ khuyết tật đến trường, trái lại họ yêu cầu được gửi con đến trường”.
Ông Tâm cũng chia sẻ thêm, trẻ khuyết tật phục hồi được nhiều hay ít phần lớn là nhờ sự can thiệp của phụ huynh, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, bởi thời gian tiếp xúc với trẻ khuyết tật không nhiều. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng là một trong những nhân tố tích cực nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vấn đề khuyết tật, về quyền của trẻ khuyết tật được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục, quyền được tham gia vào các hoạt động cộng đồng và quyền được đến trường.
Góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Đề án trợ giúp người khuyết tật 1019, giai đoạn 2016 - 2020, hiện Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng kế hoạch phát triển GDHN tổng thể từ nay đến năm 2020 với tầm nhìn rõ ràng, các mục tiêu, kế hoạch hành động và chỉ số giám sát cụ thể nhằm cải thiện GDHN và dịch vụ cho trẻ khuyết tật rộng khắp trong toàn tỉnh. Kế hoạch này đã được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, một số văn bản pháp lý quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được ban hành, mặt khác, lãnh đạo các địa phương tham gia hỗ trợ nhiệt tình và nhất quán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu mà Ban Giám đốc Trung tâm đã đề ra cho công tác GDHN trẻ khuyết tật.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin mới
- Chàng sinh viên chế tạo xe lăn chạy bằng động cơ giá rẻ - 13/10/2017 06:55
- Tấm lòng của vợ chồng bác sĩ người Mỹ - 25/09/2017 03:15
- Hát tình ca mua xe ba bánh giúp người khuyết tật - 21/09/2017 07:40
- Cách những người trẻ làm từ thiện - 07/08/2017 08:49
- Hát để sẻ chia với bệnh nhi nghèo - 07/08/2017 03:19
Các tin khác
- Khơi dậy niềm tin từ lao động - 04/07/2017 08:16
- Thiết bị lái xe định hướng cho người khiếm thính - 27/06/2017 07:11
- 'Găng tay' chuyển ngữ giúp trò chuyện với người khiếm thính - 27/06/2017 06:48
- Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hoà nhập: Tích cực hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng - 19/06/2017 03:16
- Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Học Phật, tu nhân và làm từ thiện - 05/06/2017 02:39