Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Từ năm 2008 đến nay, đặc biệt là khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, trong đó có nội dung về tiếp cận giáo dục đối với người khuyết tật, Trường Mầm non thực hành Hoa Sen (là một trong 3 trường Mầm non thực hành của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương) đã duy trì và ngày càng đẩy mạnh công tác hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường. Nhờ đó, số lượng trẻ học hoà nhập tăng lên theo từng năm. Năm học 2005 - 2006 có 8 em, đến năm học 2015 - 2016 có 68 em. Sau 10 năm, tổng số trẻ khuyết tật vào học hòa nhập là 317 em.
ở tuổi mầm non, trẻ thường phát triển liên tục với tốc độ nhanh chóng, nhưng một số trẻ lại xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển so với các trẻ khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, xác định đúng và can thiệp phù hợp sẽ giúp cho trẻ có thể phát triển hết khả năng của mình. Nắm vững điều này nên ngay từ năm 2005, trường Mầm non Thực hành Hoa Sen đã kết hợp với Trung tâm can thiệp sớm (nay là Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt) và Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương mở lớp “Can thiệp sớm” cho trẻ khuyết tật. Tại thời điểm từ năm 2005 đến 2008 đã có 14 trẻ được “can thiệp cá nhân”, những trẻ này có rất nhiều tiến bộ hòa nhập lên bậc tiểu học cùng với trẻ bình thường.
Các em học sinh tại nhà trường đón nhận quà từ chương trình Tầm cao Việt
Trong quá trình triển khai công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen luôn phấn đấu tổ chức môi trường học tập thân thiện để tất cả các trẻ khuyết tật đều được học hòa nhập trong tất cả các hoạt động, không có hành vi phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, bên cạnh công tác chuyên môn, nhà trường còn đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học tiên tiến với bề dày kinh nghiệm của các cán bộ, giáo viên. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của Trường đã thu được những kết quả đáng trân trọng, góp phần phá vỡ rào cản, tạo điều kiện cho một bộ phận trẻ khuyết tật trên địa bàn được học hòa nhập để đảm bảo sự phát triển. Đồng thời tạo được niềm tin của cha mẹ trẻ khuyết tật và xã hội về năng lực và chất lượng chuyên môn giáo dục hòa nhập tại trường.
Các em học sinh học hoà nhập tại Trường mầmnon thực hành Hoa Sen
Theo lãnh đạo nhà trường, để công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt được kết quả tốt nhất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Khi đưa các cháu ra học hòa nhập ở các nhà trường cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Khi triển khai hoạt động Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cần thực hiện quy trình gồm các bước: tìm hiểu, phát hiện và thống kê số trẻ khuyết tật trong mỗi lớp học để đưa vào kế hoạch tổ chức Giáo dục hòa nhập (nằm trong kế hoạch chung của Nhà trường). Từ số liệu ban đầu, giáo viên và cán bộ nhà trường cần đánh giá mức độ khuyết tật và khả năng của trẻ để tư vấn cho phụ huynh lựa chọn dịch vụ can thiệp cho trẻ phù hợp, kết hợp với Nhà trường để dạy con ở nhà. Khi đã nắm rõ được các đặc điểm của trẻ, nhà trường và trực tiếp là các giáo viên cần xây dựng kế hoạch Giáo dục cá nhân cho từng trẻ gồm đầy đủ thành phần tham gia như: Giáo viên can thiệp sớm, giáo viên dạy hòa nhập tại lớp, phụ huynh và Ban Giám hiệu duyệt. Sau đó, tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập mọi lúc, mọi nơi, có điều chỉnh. Đối với những trẻ có nhiều hành vi cần có giáo viên hỗ trợ giai đoạn đầu. Cuối cùng là đánh giá, lượng giá xem trẻ tiến bộ đến đâu, tiến bộ ở mặt nào để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân cho phù hợp và xây dựng kế hoạch chuyển tiếp cho trẻ lên lớp học cao hơn, chương trình học cao hơn.
Đối với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đưa ra được các phương pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả đối với trẻ. Giáo viên phải tạo môi trường tốt, cơ hội tốt để cho trẻ tham gia các hoạt động tại trường bao gồm hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi, dã ngoại... Mỗi trẻ khuyết tật đều có sự phát triển cá biệt riêng, có trẻ tốt ở mặt này nhưng lại kém ở mặt khác, không nên áp dụng cách dạy, chương trình của trẻ này dành cho trẻ khác. Cùng với đó, nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn như: tập huấn, hội thảo để phổ biến kiến thức và hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc – dạy con học ở nhà có hiệu quả. Mỗi trường khi tiếp nhận học sinh khuyết tật học hòa nhập cần đánh giá đúng năng lực của nhà trường trong việc triển khai chương trình giáo dục hòa nhập xem có những thuận lợi, khó khăn gì để trên cơ sở đó có đề xuất với Phòng, Sở cũng như các Bộ ngành, phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh khuyết tật học hòa nhập đạt kết quả tốt nhất.
Với sự phối hợp chặt chẽ, khoa học, có hiệu quả giữa gia đình - thầy cô giáo – nhà trường, công tác can thiệp, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật chắc chắn sẽ đem lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án 1019 nói riêng và nâng cao đời sống của người khuyết tật nói chung.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Hà Nội vinh danh 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2016 - 10/10/2016 10:47
- Người thợ máy mở quán cà phê khuyến học - 10/10/2016 03:05
- “Không gian đọc” của cô Phương - 10/10/2016 02:59
- Quán cơm miễn phí cho người lao động nghèo - 05/10/2016 07:42
- Những người ươm mầm tương lai cho trẻ khuyết tật - 05/10/2016 07:21
Các tin khác
- Người chuyên lo chuyện bao đồng nổi tiếng Quảng Trị - 28/09/2016 10:27
- Chàng trai đi gom tiền lẻ giúp hàng trăm mảnh đời bất hạnh - 28/09/2016 03:00
- Hiệp sĩ rong ruổi khắp nơi dạy trẻ kỹ năng chống xâm hại tình dục - 28/09/2016 02:53
- Chàng trai khuyết tật truyền nghị lực cho người đồng cảnh - 16/09/2016 08:41
- Bình Phước: Người nghèo, người khuyết tật được khám, chữa bệnh miễn phí - 07/09/2016 07:03